Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
KH&CN địa phương
Nhờ tích cực áp dụng khoa học và công nghệ (KH&CN), Bắc Giang đã có những kết quả nổi bật, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh. Đến nay, Bắc Giang có 10 hàng hóa đã và đang được xây dựng chỉ dẫn địa lý, xác lập chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể và được coi là sản phẩm KH&CN trọng tâm cần xây dựng thương hiệu, mở rộng quy mô, tập trung vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Công ty cổ phần Gạch Thượng Lan (Việt Yên - Bắc Giang) vừa đầu tư 15,4 tỷ đồng xây dựng nhà máy sản xuất gạch theo công nghệ nung trong hệ lò tuy nen (thay thế 6 lò đun thủ công), nâng công suất từ 7 triệu viên/năm lên 20 triệu viên/năm.
Trong ba năm (2008 – 2010), Hòa Bình đã “mạnh tay” chi hơn 28 tỷ đồng cho hoạt động nghiên cứu và ứng dụng khoa học và công nghệ (KH&CN) vào đời sống, sản xuất và thu được những kết quả nhất định. Hòa Bình đã triển khai 48 đề tài, dự án với tổng kinh phí thực hiện trên 15 tỷ đồng chiếm 53% kinh phí sự nghiệp khoa học. Đây được coi là “đòn bẩy” thúc đẩy kinh tế - xã hội tỉnh Hòa Bình.
Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) TP. HCM, Ban chủ nhiệm Chương trình CNTT-GIS đã tổng kết và phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học Chương trình CNTT- hệ thống thông tin địa lý (GIS) giai đoạn 2006-2010.
Tính đến nay đã có 9/10 huyện, thành phố ở Nam Định trồng nấm. Đó là giải pháp tốt giúp nông dân tận dụng những phế liệu của nông nghiệp để tạo ra nguồn thực phẩm sạch, có giá trị kinh tế cao. Đây cũng là kết quả thực hiện dự án “Xây dựng các mô hình sản xuất giống, nuôi trồng và chế biến nấm hàng hóa trên quy mô diện rộng tại Nam Định” do Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) hỗ trợ thực hiện.
Tận dụng mùn cưa gỗ cây cao su có sẵn ở huyện Dầu Tiếng (Bình Dương), trang trại Khánh Vân đã làm phôi nấm sản xuất thành công nấm Linh Chi mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.
Là nơi đầu tiên thử nghiệm “xây dựng mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi Tu Hài thương phẩm” tại huyện Vân Đồn, sau 2 năm thực hiện, tỉnh Quảng Ninh đã tiếp nhận thành công và làm chủ hoàn toàn công nghệ sản xuất giống nhân tạo và kỹ thuật nuôi Tu Hài thương phẩm và trở thành điểm đến hấp dẫn của nhiều nhà đầu tư, đặc biệt là đầu tư cho khoa học tạo động lực phát triển kinh tế của tỉnh.
Trung tâm Ứng dụng tiến bộ Khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình vừa chế tạo thành công 5 chế phẩm vi sinh xử lý môi trường gồm EM1, EM5 (dạng lỏng), EMFPE, EM Pokasi MT, EM Pokasi CN (dạng bột).
Đề tài "Nghiên cứu cải tiến lò cung cấp nhiệt cho máy sấy và hệ thống hút bụi cho các nhà máy chế biến chè đen" đã thành công và đem lại hiệu quả thiết thực.
Nhờ ứng dụng các tiến bộ KH&CN nền kinh tế - xã hội của các tỉnh Miền núi phía Bắc (MNPB) đã có nhiều bước tiến mới. KH&CN đã thực sự góp phần tiên quyết trong phát triển kinh tế xã hội của mỗi tỉnh nói riêng và của cả Vùng nói chung.
Ngày 4-12, Hội Nông dân Việt Nam - Bộ Khoa học công nghệ (KHCN) đã tổ chức đánh giá kết quả thực hiện chương trình phối hợp hoạt động giữa hai ngành (giai đoạn 2005-2010) và ký kết chương trình phối hợp 5 năm tiếp theo.
Ngày 2/12, tiến sĩ Lê Hữu Hải, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Cai Lậy (Tiền Giang) cho biết ông và nhóm cộng sự đã tuyển chọn và nhân thành công giống lúa than đặc sản cực ngắn ngày, cho gạo chất lượng cao, giàu dinh dưỡng và phù hợp với những người già, trẻ em và các đối tượng ăn kiêng.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner