Tỉnh Cà Mau là vựa tôm lớn khi chiếm khoảng 40% diện tích nuôi tôm của cả nước. Dịch Covid-19 đã khiến cho giá tôm liên tục giảm mạnh và kéo dài, khiến ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương đối mặt với nhiều thách thức. Trong bối cảnh đó, các ban, ngành chức năng của tỉnh Cà Mau đang nỗ lực giúp doanh nghiệp và người nuôi tôm từng bước vượt qua khó khăn, lấy lại đà tăng trưởng.
Quảng Trị có lợi thế đất bazan và tiểu vùng khí hậu phía Tây thích hợp trồng chuối, cà phê, tiêu, sắn... là điều kiện hình những vùng chuyên canh nông sản xuất khẩu.
Mới đây, UBND huyện Yên Mô, Ninh Bình phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu và chuyển giao công nghệ Âu Mỹ tổ chức hội nghị công bố nhãn hiệu chứng nhận "Nem chua Yên Mạc" dùng cho sản phẩm nem chua của xã Yên Mạc, huyện Yên Mô.
Tại cuộc họp song phương cấp Cục trưởng giữa Cục Sở hữu trí tuệ với Cơ quan Sáng chế Nhật Bản ngày 1/9, lãnh đạo hai bên đã thảo luận và nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ để hoàn thiện thủ tục cho việc ký kết Dự án JICA mới, dự kiến bắt đầu triển khai từ Quý I năm 2021.
"Sáng tạo và cống hiến là những điểm nhấn quan trọng nhất thông qua các hoạt động của các nhà khoa học Việt Nam. Những tư liệu của khu trưng bày này cũng làm nổi bật lên những phẩm chất đáng quý của các nhà khoa học Việt Nam qua các thời kỳ. Đó là tình yêu đất nước, sự đam mê, vượt lên gian khó, hoàn cảnh… để làm khoa học".
Sáng chế số 14431 để sản xuất vật liệu và thiết bị xử lý nước an toàn sinh học do TS. Trần Thị Ngọc Dung - Trưởng phòng Công nghệ Thân Môi trường (Viện Công nghệ Môi trường thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) nghiên cứu được đánh giá là một dự án có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với ngành y tế.
Những năm gần đây, tỉnh Bắc Giang xác định ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực, đặc thù của địa phương hướng tới nền nông nghiệp công nghệ cao bền vững, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, thay đổi diện mạo nông thôn địa phương
Luật Sở hữu trí tuệ có 7 chính sách lớn cần sửa đổi, dự kiến sửa 44 điều trên tổng số 222 điều của Luật. Dự thảo Luật Sở hữu trí tuệ dự kiến sẽ trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp tháng 10 năm 2021 và trình Quốc hội thông qua vào Kỳ họp tháng 5 năm 2022.
Hội thảo trực tuyến “Cơ quan Sở hữu trí tuệ với vai trò Cơ quan đổi mới sáng tạo” do Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) phối hợp với Dự án hợp tác Singapore (SCP) tổ chức dưới sự hỗ trợ của Cơ quan Sở hữu trí tuệ Singapore (IPOS) đã diễn ra vào ngày 24/8/2020.
Nhóm nhà nghiên cứu Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học, ĐHQG Hà Nội đã phân lập thành công chủng mới của vi khuẩn Bacillus subtilis thuần khiết về mặt sinh học, có khả năng sản sinh ra các enzyme với hoạt tính cao và có tính khảng khuẩn để sản xuất probiotic với giá thành thấp.
Từ đầu năm 2019, Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN) đã cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích số 2-0001976 (công bố ngày 25/2/2019) cho giải pháp kỹ thuật “Xi măng composit có độ bền chịu sulfat và chịu nước biển” được đăng ký bởi Viện Vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) của nhóm tác giả Lương Đức Long và các cộng sự.
Các doanh nghiệp phải chú trọng nâng cao nhận thức về lĩnh vực sở hữu trí tuệ, trong đó có các quy định pháp luật sở hữu trí tuệ của EU, cũng như không ngừng đổi mới sáng tạo, cải thiện năng lực công nghệ nội tại và năng lực hấp thụ công nghệ mới, tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm của mình.