Ngày 29/7, tại thành phố Quy Nhơn (tỉnh Bình Định) , trong khuôn khổ chuỗi hoạt động của chương trình khoa học Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 9 đã diễn ra hội nghị quốc tế về hai chuyên đề về Vũ trụ học trong kỷ nguyên Planck cùng với Thuyết tương đối rộng và lực hấp dẫn.
Ngày 15/7 tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân đã có buổi tiếp Bộ trưởng Cao cấp về khoa học, Tổng Bí thư Đảng xã hội Chủ nghĩa Sri Lanka, Ngài Tissa Vitarana đang có chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam.
Tân chủ tịch Cơ quan hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA), Ngài Young Mok Kim đã nhấn mạnh như trên trong buổi tiếp của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân diễn ra ngày 12/7, tại Hà Nội.
Qua 40 năm, quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản đã có những bước phát triển tốt đẹp trên nhiều lĩnh vực. Cùng với sự hợp tác và đào tạo nguồn nhân lực; hỗ trợ, xây dựng cơ sở hạ tầng; phát triển chính sách pháp lý,… sẽ là những cơ sở quan trọng giúpViệt Nam tiến tới mục tiêu cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020.
Theo phóng viên TTXVN tại Pháp, ngày 2/7, đoàn Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (VAST) do ông Chủ tịch Châu Văn Minh dẫn đầu đã làm việc với Bộ trưởng Ngoại thương Pháp, bà Nicole Bricq tại trụ sở Bộ Kinh tế Tài chính và Công nghiệp Pháp ở trung tâm thủ đô Paris.
Tại buổi hội đàm ngày 2/7, Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân và Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Toshimitsu Motegi đều khẳng định mong muốn giữa Việt Nam và Nhật Bản có được lòng tin chiến lược để hợp tác lâu dài.
Các nhà nghiên cứu nông nghiệp Nga vừa phát hiện ra phương pháp trồng và chăm sóc lúa mỳ bằng tia laser, thay thế việc sử dụng các loại phân bón hóa học vốn độc hại và tốn kém được áp dụng từ trước tới nay trong nông nghiệp.
Là cầu nối của quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam - Phần Lan; góp phần giúp Việt Nam hoàn thiện khung pháp lý trong hoạt động KHCN; thúc đẩy mối liên kết giữa nhà quản lý, nhà khoa học và doanh nghiệp, đưa các sản phẩm, phát minh khoa học đến thị trường… Đó là những kết quả đạt được từ Chương trình đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan (IPP).
Ngày 26/6, Việt Nam và Australia đã ký hiệp định hợp tác về khoa học và công nghệ, đánh dấu một bước tiến mới cho sự hợp tác song phương trong lĩnh vực này.
Việt Nam và Ecuador nhất trí sẽ tăng cường hơn nữa hoạt động trao đổi đoàn các cấp, cùng nhau chia sẻ những kinh nghiệm hay, mô hình tốt trong hoạt động KH&CN nói riêng, phát triển đất nước nói chung, nhằm thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai nhà nước và nhân dân hai nước ngày càng phát triển.
Từ chỗ các chương trình truyền thông về khoa học và công nghệ (KH&CN) còn manh mún, thiếu tính kết nối, đến nay Australia đã có nhiều chương trình truyền thông KH&CN quy mô quốc gia với mạng lưới nhân lực hùng hậu, mỗi năm tổ chức hàng nghìn sự kiện thu hút hàng triệu người tham gia... Các sự kiện này đã trở thành một phần không thể thiếu của văn hóa Australia.
Chia sẻ những kết quả đạt được trong việc hợp tác khoa học công nghệ giữa hai nước Việt Nam - Nhật Bản tại hội thảo “Hợp tác khoa học Việt Nam - Nhật Bản: thành tựu và triển vọng” vừa mới diễn ra, Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Nguyễn Quân cho biết, hợp tác trong lĩnh vực khoa học và công nghệ giữa hai nước phát triển tốt đẹp, hiệu quả. Nhiều vấn đề khoa học công nghệ đã từng bước được giải quyết, góp phần đáng kể nâng cao năng lực và tiềm lực khoa học công nghệ của Việt Nam. Trong thời gian tới, cần có sự quan tâm hơn nữa nhằm thúc đẩy hợp tác khoa học công nghệ Việt Nam - Nhật Bản cho tương xứng với tiềm năng hợp tác giữa hai nước.