Sáng 07/4, tại Trụ sở Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Giang đã có buổi tiếp và làm việc với Giáo sư Alec Cameron, Chủ tịch Đại học RMIT. Tham dự buổi làm việc có Chủ tịch Đại học RMIT Việt Nam, Giám đốc Chiến lược toàn cầu Đại học RMIT, Tham tán giáo dục - Đại sứ quán Úc tại Việt Nam; về phía Bộ KH&CN có Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Giám đốc Học viện Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo và Lãnh đạo Vụ Khoa học Xã hội, Nhân văn và Tự nhiên.
Sáng 14/12, tại Hà Nội, Trung tâm Hỗ trợ chuyển giao công nghệ (Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Trung tâm Triển lãm và Xúc tiến thương mại quân đội (Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng Việt Nam) phối hợp cùng Cơ quan Xúc tiến thương mại và công nghiệp thành phố Changwon (CWIP) Hàn Quốc phối hợp tổ chức khai mạc Chương trình Kết nối cung cầu công nghệ trực tuyến Việt Nam – Hàn Quốc.
Việc triển khai các hoạt động đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước cùng đối ngoại địa phương, đối ngoại nhân dân tạo nên ba "mũi giáp công" của mặt trận đối ngoại toàn diện.
Sự hợp tác giữa các cơ quan chính phủ, khối doanh nghiệp tư nhân, cùng với giới học thuật sẽ tạo điều kiện để thương mại hóa các nghiên cứu khoa học cũng như giúp đưa công nghệ đi vào cuộc sống...
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Liên bang Nga (từ 30/11 đến 02/12/2021) của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, bên cạnh các hoạt động chung của đoàn, chiều ngày 01/12 Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Huỳnh Thành Đạt đã tham dự Hội kiến giữa Chủ tịch nước và Thủ tướng Liên bang Nga M.V. Mishustin; dự Lễ ký kết văn kiện hợp tác giữa hai nước.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Công nghệ và Năng lượng Việt Nam 2021, chiều 30/11, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Văn Tùng đã tiếp xã giao bà Ann Marie Yastishock, Giám đốc Quốc gia Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ Việt Nam (USAID) và ông BT Tee, Tổng Giám đốc Công ty Informa Markets Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thụy Sỹ, sáng 29/11/2021, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) và làm việc với Tổng giám đốc Daren Tang.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc kêu gọi doanh nghiệp Thụy Sỹ đầu tư vào Việt Nam, hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp Thụy Sỹ có thế mạnh và Việt Nam ưu tiên, đặc biệt trong về tài chính ngân hàng, khoa học công nghệ cao, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Nhân dịp tháp tùng Chủ tịch Nước thăm chính thức Thụy Sỹ, chiều 26/11/2021, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đã có cuộc trao đổi, làm việc bên lề với Quốc vụ khanh Martina Hirayama - Ủy ban Nhà nước về các vấn đề giáo dục, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo Thụy Sỹ (SERI).
Đây là sự kiện có ý nghĩa, đánh dấu bước phát triển mới của cộng đồng trí thức người Việt tại Đài Loan để tham gia đóng góp trực tiếp cho các hoạt động đổi mới sáng tạo trong và ngoài nước.
2021 là một năm rất đặc biệt trong quan hệ Việt Nam - Thụy Sĩ, đánh dấu hai cột mốc lịch sử: 50 năm quan hệ ngoại giao và 30 năm hợp tác phát triển. Đúng dịp hai bên kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc sẽ thăm chính thức Liên bang Thụy Sĩ từ ngày 25 - 29/11/2021.
Theo Báo cáo "Toàn cảnh Đổi mới sáng tạo mở Việt Nam 2021", do Nền tảng đổi mới sáng tạo BambuUP, thực hiện, dưới sự bảo trợ của Trung tâm Hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo quốc gia (NSSC), Việt Nam đang nổi lên là trung tâm phát triển cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (startups) đổi mới sáng tạo ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.