Nhà sinh học Nhật Bản Yoshinori Ohsumi hôm qua đạt giải Nobel Y học năm 2016 nhờ công trình khám phá quá trình tế bào tự ăn rồi tự tái tạo các thành phần của chúng. Nếu bị gián đoạn, cơ chế này có thể gây ra một số chứng bệnh như tiểu đường, liệt rung (Parkinson)…
Các văn bản quy định chiến lược và chính sách phát triển năng lượng tái tạo cũng được Chính phủ ban hành. Tuy nhiên, vẫn chưa có một chính sách cụ thể cho phát triển năng lượng mặt trời, đặc biệt là phát triển điện mặt trời nối lưới.
“Lần đầu thử nghiệm, khói bốc ra từ nhà mình, bà con cứ hô hoán lên. Vậy là người nhà mình phải chạy ra giải thích là đang nghiên cứu khoa học. Để không làm ảnh hưởng người khác, mình phải mang sản phẩm đi thử nghiệm tại trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, nơi mình từng học”, kỹ sư điện tử Nguyễn Văn Bổn (Q. Thủ Đức, TP.HCM) kể lại kỷ niệm trong quá trình làm thiết bị lọc khói cho các nhà máy, phương tiện giao thông của mình.
"Một cỗ xe muốn chạy nhanh phải có động cơ mạnh, nhưng cũng phải có phanh ăn. Một cỗ xe có động cơ yếu lại đi chệch hướng, không có chế tài để xử phạt và ngăn chặn những hành vi sai trái, vi phạm pháp luật, thì nỗ lực khuyến khích KH&CN chỉ có tác dụng hạn chế“.
Ngày 22/9, tại Hà Nội, Vụ Công nghệ cao (Bộ KH&CN), Cục Khoa học quân sự (Bộ Quốc phòng) cùng các cơ quan liên quan của hai Bộ tiến hành khảo sát một số đơn vị trong Bộ Quốc phòng về thực hiện Chương trình phối hợp hoạt động KH&CN giữa hai Bộ đến năm 2020 tại Học viện Kỹ thuật quân sự và Viện Kỹ thuật Cơ giới quân sự (Tổng cục Kỹ thuật).
Dưới sự hướng dẫn của TS Vũ Dương, nhóm nghiên cứu của trường đại học Duy Tân vừa chế tạo thành công mẫu robot dùng để tự động dò tìm khuyết tật mối hàn, mở ra một hướng đi mới ứng dụng tích hợp tự động điều khiển, lập trình, cơ khí chế tạo trong công nghiệp.
Ngày 21/9, tại Hà Nội, Trung tâm Đào tạo (VITEC) - Ban Quản lý Khu Công nghệ cao (BQL Khu CNC) Hòa Lạc và Cục Phát triển công nghệ thông tin Nhật Bản (IPA) đã tổ chức Hội thảo “Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin theo chuẩn kỹ năng công nghệ thông tin Nhật Bản”.
Sáng 20/9, tại Hà Nội, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (Nafosted) phối hợp với Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHKHXH&NV) tổ chức tọa đàm “Công bố quốc tế trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn: Những giải pháp tổng thể”.
Không chỉ chế tạo ra chiếc máy cấy không cần đến động cơ, lão nông Lê Văn Dung (Ninh Bình) còn có tài “biến” sắt vụn thành những chiếc máy hữu ích có “1 không 2” phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Từ thực tế đời sống với ý tưởng tận dụng nhiệt năng dư thừa trong quá trình đun nấu hàng ngày, vừa tiết kiệm lại an toàn khi sử dụng, hai chàng trai 8X Nguyễn Tiến Hồng và Tưởng Văn Huấn (Bắc Kạn) đã dày công nghiên cứu, thử nghiệm để sáng tạo ra giải pháp “Tận dụng nhiệt của bếp lò để làm nóng nước dùng cho hộ gia đình”. Giải pháp này vừa được tôn vinh trong Sách vàng Sáng tạo Việt Nam 2016.
Tập thể cán bộ, kỹ sư của Vietsovpetro đã mày mò, nghiên cứu, sáng tạo và phát triển ra tổ hợp các giải pháp công nghệ mới, hoàn toàn khác với công nghệ truyền thống của thế giới để áp dụng cho điều kiện khai thác dầu ngoài khơi của Vietsovpetro. Đến thời điểm hiện nay đã 30 năm thực hiện khai thác dầu ngoài khơi, Vietsovpetro vẫn luôn bảo đảm dòng dầu chảy liên tục cho đất nước. Thành quả đó, có một phần không nhỏ của công tác nghiên cứu khoa học.