Bộ trưởng bộ KH&CN Nguyễn Quân vừa trao Giấy chứng nhận doanh nghiệp công nghệ cao cho Công ty trách nhiệm hữu hạn MTEX Việt Nam có vốn 100% đầu tư của của nước ngoài, được chính thức đi vào hoạt động từ năm 2008 với tổng vốn đầu tư gần 21 triệu USD.
Triển khai kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý khoa học và công nghệ (KH&CN) năm 2012, từ ngày 29/5 – 1/6/2012, tại Đà Lạt, Trường Quản lý KH&CN phối hợp với Sở KH&CN Lâm Đồng tổ chức lớp tập huấn “Nghiệp vụ cho các trung tâm ứng dụng tiến bộ KH&CN”. PGS.TS. Vũ Văn Khiêm - Hiệu trưởng Trường Quản lý KH&CN đã tới dự và phát biểu tại lễ khai mạc lớp tập huấn.
“Với các chính sách gây dựng nền công nghiệp vi mạch hiện nay, trong thời gian tới, nền công nghiệp vi mạch chắc chắn sẽ hình thành tại Việt Nam”, đó là lời khẳng định của GS. Đặng Lương Mô, Cố vấn khoa học - Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh trong buổi tọa đàm “Truyền thông về ngành thiết kế vi mạch” cho phóng viên báo chí tổ chức ngày 29/5 tại Hà Nội và ngày 31/5 tại Tp. Hồ Chí Minh.
Không được đào tạo bài bản, nhưng gần 30 năm qua, người nông dân Đinh Công Viên ở Hà Nam đã không ngừng mày mò và sáng chế ra các loại máy phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.
Khởi phát ý tưởng từ giữa những năm 80 của thế kỷ trước, qua nhiều bước cải tiến và nâng cấp, máy phổ kế huỳnh quang tia X do nhóm tác giả của Viện Khoa học Vật liệu (Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) chế tạo là thiết bị phân tích, xác định tuổi vàng, và phát hiện các tạp chất trong hợp kim vàng có độ tin cậy cao. Công trình đã được nhận giải nhì giải thưởng sáng tạo Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VIFOTEC) năm 2011.
Vụ mùa này, người dân tỉnh Đắk Nông, Bình Dương… không còn nơm nớp nỗi lo thiếu nhân công gieo hạt, còn bà con nông dân huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang không phải lên rừng lấy nứa vất vả cực nhọc như trước… Những sáng chế từ ruộng đồng, từ thực tế lao động đang góp một phần dù chưa phải là lớn nhưng hết sức tích cực vào việc thay đổi bộ mặt nông thôn.
Rơi từ độ cao 3m vẫn không vỡ, bền ngay cả khi rót nước sôi đột ngột vào... Đó là đặc điểm của những chiếc cốc, đĩa, bát, chén làm bằng loại thủy tinh siêu bền do Trung tâm Thực nghiệm và sản xuất mỏ - luyện kim Tam Hiệp chế tạo.
Theo Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), khoa học công nghệ (KHCN) đã được khẳng định là một trong ba nhóm giải pháp đột phá quan trọng để PVN phát triển nhanh và bền vững.
Lần đầu tiên, tại Việt Nam, các nhà khoa học Viện hóa học- Viện KH&CN Việt Nam đã thành công trong tận dụng bùn đỏ, để tạo ra thép, phụ gia xi măng, chất gia cố mặt đường…giải quyết được lượng lớn bùn đỏ thải ra trong quá trình làm giàu và khai thác alumin (nhôm) từ quặng Boxit.
Với đề tài “Hệ nano dây spin Ca2CuO3”, các nhà khoa học ở Trung tâm Khoa học vật liệu (ĐH Khoa học tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội), đã có tới 4 bài báo công bố trên những tạp chí uy tín thế giới với chỉ số IF (impact factor) cao.
Nếu tiếp tục áp dụng đề tài khoa học này cho các máy biến áp dạng nhỏ hơn sẽ không chỉ tiết kiệm được hàng nghìn tỷ đồng, mà quan trọng hơn, Việt Nam có thể chủ động trong công tác chăm sóc, bảo dưỡng các máy biến áp, đảm bảo cung cấp điện an toàn liên tục.
Một người làm nghề xe ôm vừa sáng chế thành công cột đèn giao thông di động thông minh, vừa có khả năng giúp giải quyết tình trạng tắc đường tại các thành phố lớn vừa tiết kiệm năng lượng.