Sau 6 năm các tổ chức KHCN của Bộ Công Thương thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định 115 và Nghị đinh 80 của Thủ tướng Chính phủ, hiệu quả lớn nhất thu được các đơn vị này đã phần nào chủ động được trong các hoạt động của mình, lợi nhuận thu được do đó tăng đáng kể.
Tổng công ty tài chính Công nghệ Hàn Quốc (KOTEC) là một định chế của Nhà nước hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp công nghệ khởi nghiệp và các công ty nhỏ và vừa qua hình thức thẩm định công nghệ và bảo lãnh vay vốn, đã thực sự trở thành một nhân tố ngày càng quan trọng trong thúc đẩy tinh thần kinh doanh bằng đổi mới, sáng tạo.
Một trong những nguyên nhân chính khiến chủ đề về chính sách tài chính cho hoạt động nghiên cứu khoa học (NCKH) dù được bàn rất nhiều nhưng đến hôm nay vẫn chưa ngã ngũ là do chưa có được sự đối thoại thật sự và hiểu biết lẫn nhau giữa giới quản lý tài chính với giới quản lý khoa học và bản thân những người làm khoa học.
Đó là chia sẻ của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân trong chương trình Dân hỏi Bộ trưởng trả lời tối 9/12 khi nói về chính sách thu hút nhân tài KH&CN, đặc biệt là những nhà khoa học, cán bộ ở nước ngoài trở về nước làm việc.
Mô hình, cơ chế, chính sách mới sẽ tạo ra những “ốc đảo” nghiên cứu cho nhà khoa học với môi trường làm việc thuận lợi không khác xa với nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho biết trong chương trình “Dân hỏi – Bộ trưởng trả lời” ngày 9/12.
Việc đối chiếu với các mô hình của Mỹ và Singapore giúp chúng ta có cái nhìn rộng hơn để đánh giá đúng những giới hạn trong chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ Quốc gia của Việt Nam.
Tình trạng yếu kém của nền khoa học và công nghệ nước nhà là vấn đề ai cũng thấy và gây nhiều bức xúc. Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, dự thảo luật Khoa học và công nghệ đã được đưa ra bàn thảo sửa đổi, trước đó giới khoa học cũng đã tổ chức nhiều diễn đàn để đưa ra các giải pháp khắc phục.
Đánh giá nguyên nhân nghiên cứu khoa học của Việt Nam kém phát triển dù mức đầu tư của ngân sách không nhỏ, nhiều chuyên gia cho rằng cần phải xem lại chính sách tạo động lực cho các nhà khoa học.
Hiện nay, Việt Nam được xếp vào nước có nhiều tiến sĩ trong khu vực nhưng nghiên cứu khoa học lại nằm trong nhóm thấp nhất Đông Nam Á. Chúng ta vẫn thiếu các công trình khoa học có tầm cỡ khu vực và ít các sáng chế.
Nhiều năm qua, mỗi năm nhà nước chi 2% ngân sách (khoảng 13.000 tỉ đồng) cho nghiên cứu khoa học - tỷ lệ này không thấp so với một số quốc gia có nền khoa học phát triển. Thế nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau, nghiên cứu khoa học của Việt Nam vẫn chưa tương xứng với sự đầu tư đó.
Ngày 5-12, tại phiên thảo luận hội trường kỳ họp thứ 7 HĐND TPHCM (khóa VIII), các đại biểu (ĐB) tập trung mổ xẻ nhiều vấn đề: 29 chỉ tiêu kinh tế - xã hội (KT-XH) UBND TPHCM đề ra thực hiện năm 2013; đề án nâng cao chất lượng hoạt động HĐND TP; thực tế việc ứng dụng khoa học - công nghệ (KH-CN) tại TPHCM.
Trong những năm gần trở lại đây, Chính phủ liên tiếp ban hành nhiều chính sách liên quan đến lĩnh vực công nghệ cao (CNC), điều đó đã chứng tỏ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về việc ưu tiên phát triển lĩnh vực này ở Việt Nam. Tuy nhiên để CNC thực sự đi vào cuộc sống và trở thành động lực phát triển của nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa còn nhiều ghập ghềnh, chông gai bởi những “nút thắt” chưa được tháo gỡ.