Từ ngày 8/6/2014 Thông tư về hướng dẫn quản lý tài chính của chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và tổ chức KH&CN công lập thực hiện theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm chính thức có hiệu lực thi hành.
Tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi cho cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ (KH&CN) phát huy tối đa năng lực và được hưởng lợi ích xứng đáng với kết quả hoạt động KH&CN;… Đó là nguyên tắc của Nghị định số 40/2014/NĐ-CP của Chính phủ vừa ban hành ngày 20/5/2014 quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN. Nghị định được đánh giá là sự đột phá lớn trong chính sách KH&CN để thu hút nhân tài với những đổi mới sau.
Việt Nam hoàn toàn có thể phát triển, sáng tạo nhưng Đổi mới để làm gì? Đổi mới cái gì? cho đến việc Đổi mới thế nào? làm cách nào để giải phóng năng lượng sáng tạo tại Việt Nam là những câu hỏi đặt ra tại Diễn đàn công nghiệp Đổi mới sáng tạo 2014 (Creative Innovation Forum) diễn ra sáng ngày 24/5/2014 tại Hà Nội.
Môi trường khởi nghiệp Việt Nam còn rất non trẻ, không chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà còn trên toàn thế giới. Tuy nhiên, trong sự non trẻ ấy, các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) Việt Nam cũng có những điểm mạnh riêng mà nếu biết phát huy thì trong một tương lai không xa, họ sẽ vươn lên những tầm cao mới. Nhưng để phát huy được các thế mạnh tiềm ẩn đó, họ cần lắm những cú hích…
Hơn 80 học viên đến từ 18 đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ KH&CN đã tham dự lớp “Kỹ năng quản lý khoa học và công nghệ” từ ngày 19-21/5, tại Hà Nội do Trường Quản lý khoa học và công nghệ (KH&CN) tổ chức.
Hướng tới Ngày Khoa học và Công nghệ Việt Nam 18/5, nhân hoạt động trình diễn kết nối cung cầu công nghệ tại Bắc Giang trong 2 ngày 14 - 15/5, phóng viên đã có cuộc trao đổi với Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng, xoay quanh một số vấn đề liên quan đến phát triển thị trường KH&CN và những giải pháp, nhằm tạo điều kiện thuận lợi kết nối giữa doanh nghiệp và nhà khoa học.
Đây là nội dung chính của Phiên 1 Hội thảo “cơ chế chính sách và tài chính trong Khoa học và Công nghệ (KH&CN) và đổi mới sáng tạo nằm trong khuôn khổ của Hội nghị khoa học “đổi mới về cơ chế chính sách KH&CN và truyền thông KH&CN” diễn ra tại Đà Nẵng chiều 8/5.
Nhằm tìm kiếm các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn lao động đáp ứng nhu cầu xã hội, từ năm 2012 đến nay, PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc và các cộng sự thuộc Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã tiến hành nghiên cứu đề tài “ Các giải pháp nâng cao chất lượng lao động chuyên môn kỹ thuật trình độ cao đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”(Mã số KX.01.04/11-15)
Đề tài vừa nghiệm thu và được hội đồng đánh giá cao
Từ tháng 01/01/2012 đến nay, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Nghiên cứu Thương mại thuộc Bộ Công thương do PGS.TS. Lê Danh Vĩnh đứng đầu đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Luận cứ khoa học cho xây dựng chính sách xuất nhập khẩu bền vững của Việt Nam thời kỳ 2011 – 2020” (Mã số KX.01.01/11-15). Qua 2 năm nghiên cứu, đề tài đã đạt được nhiều kết quả khả quan
Công tác chuyển giao công nghệ (CGCN) trong thời gian qua tuy đánh giá là chưa thực sự đáp ứng nhu cầu nhưng công tác này đã đạt được một số kết quả nhất định. CGCN được đánh giá là con đường ngắn nhất để đổi mới công nghệ. Đây là nhận định của ông Đỗ Hoài Nam – Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ - Bộ KH&CN
Ngày 25/04 tại Hà Nội, Hội đồng Chính sách KH&CN Quốc gia (Hội đồng) đã tổ chức phiên họp thường kỳ lần thứ IV bàn về kết quả thực hiện, cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức KH&CN công lập và tình hình phát triển các doanh nghiệp KH&CN.