Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Chính sách KH&CN
Có xuất phát điểm tương tự như Việt Nam nhưng do ý thức được tầm quan trọng của khoa học và công nghệ (KH&CN) từ rất sớm, có sự đầu tư vô cùng quyết liệt vào KH&CN, Hàn Quốc giờ đã trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển nhất nhì Châu Á và là hình mẫu đáng mơ ước về phát triển kinh tế cũng như phát triển KH&CN cho rất nhiều quốc gia đang phát triển trong đó có Việt Nam. Việc đầu tư cho KH&CN, chính sách trọng dụng nhân lực,… sẽ là kinh nghiệm quý đối với Việt Nam.
Từ ngày 15/12/2014, giảng viên được công bố 01 bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong danh mục ISI, SCI, SCIE sẽ được thưởng tiền tối đa 30 lần mức lương cơ sở.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển và Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển.
Việt Nam bước đầu đã có những cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp - một trong những động lực mới của nền kinh tế tri thức trên thế giới hiện nay, tuy nhiên Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho rằng việc triển khai những chính sách ưu đãi đó trong thực tiễn còn gặp nhiều vướng mắc.
Ngay từ khi mới thành lập, Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế về công nghệ định vị sử dụng vệ tinh (NAVIS) đã hoạt động theo cơ chế tự chủ, TS. Tạ Hải Tùng – giám đốc Trung tâm - cho rằng, đó là cách tốt nhất để các viện nghiên cứu ứng dụng có thể phát triển bền vững và tạo ra những sản phẩm có giá trị thực tiễn.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương tỉnh Bình Định đầu tư xây dựng Dự án Tổ hợp "Không gian khoa học".
Thảo luận về tình hình KT-XH tại Kỳ họp thứ Tám, QH Khóa XIII, ý kiến ĐBQH cho rằng, quá trình tăng năng suất lao động của loài người luôn đi đôi với điều kiện tăng mức trang bị thiết bị kỹ thuật công nghệ cho lao động. Một trong những nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động thấp là do công nghệ lạc hậu. Vì vậy, để góp phần tăng năng suất lao động, việc đầu tư cho khoa học, công nghệ cần phải được làm mạnh hơn và quan tâm nhiều hơn; đã đến lúc vai trò của khoa học, công nghệ không chỉ nhìn nhận trong nghị quyết của Đảng mà cần hiện thực hóa trong đời sống xã hội…
Ngày 6/11, tại Hà Nội, Tạp chí Tia sáng đã tổ chức Hội thảo “Tự chủ ở các tổ chức nghiên cứu của các trường đại học”. Hội thảo có sự tham sự của Thứ trưởng Bộ KH&CN Phạm Công Tạc.
Thủ tướng Chính phủ quyết định phân bổ dự toán năm 2014 là 113,068 tỷ đồng cho các Bộ, cơ quan, địa phương từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ (KH&CN) thuộc ngân sách trung ương năm 2014 để thực hiện các đề tài, dự án, nhiệm vụ KH&CN
Giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học được thưởng tiền không quá 30 lần mức lương cơ sở chung nếu công bố được 1 bài báo trên tạp chí khoa học quốc tế uy tín trong danh mục ISI, SCI, SCIE; được hỗ trợ 50% phí đăng ký bảo hộ quyền tác giả và được tính tương đương 20 giờ giảng dạy lý thuyết nếu công bố được 1 bài báo trên tạp chí khoa học có thang điểm 1 trong danh mục của Hội đồng Chức danh Giáo sư Nhà nước;...
Ngày 28.10, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã tổ chức Hội nghị triển khai Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp KH&CN và tổ chức KH&CN công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (theo Quyết định số 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012) và hướng dẫn thực hiện Thông tư liên tịch số 121/TTLT-BTC-BKHCN ngày 25.8.2014 của liên Bộ: Tài chính và KH&CN về hướng dẫn xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ thường xuyên theo chức năng của tổ chức KH&CN công lập. Bộ trưởng Bộ KH&CN Nguyễn Quân đã đến dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị.
Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh giao Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính ưu tiên kinh phí năm 2014 và 2015 để thực hiện các đề tài thuộc Chương trình KH&CN phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2016.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner