Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Chính sách KH&CN
Sáng 17/3, tại Hà Nội, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức Hội thảo trao đổi những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc của trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia sử dụng Ngân sách Nhà nước (Thông tư 07/2014/TT-BKHCN ngày 26/5/2014). Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh chủ trì Hội thảo.
Từ ngày 14- 22/3 sẽ diễn ra Phiên họp thứ 8 của Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH). Tại Phiên họp này, dự kiến UBTVQH sẽ cho ý kiến về dự án Luật Chuyển giao công nghệ (sửa đổi). Phiên họp khai mạc ngày 14/3.
Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chỉ đạo các ngân hàng thương mại, chủ lực là các ngân hàng thương mại nhà nước, dành ít nhất 100.000 tỷ đồng từ nguồn vốn huy động của các ngân hàng để thực hiện chương trình cho vay đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch với lãi suất phù hợp...
Trước thềm năm Đinh Dậu, Tạp chí Tia Sáng đã tổ chức một cuộc gặp gỡ giữa Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh và các nhà khoa học hàng đầu là cộng tác viên của Tạp chí. Cuộc gặp gỡ đã diễn ra trên tinh thần cởi mở, tạo cơ hội để Bộ trưởng và các nhà khoa học trao đổi một cách thẳng thắn, chân thành về những vấn đề thiết yếu trong công tác quản lý KH&CN.
“Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phải là nơi đề xuất những chính sách mang tính đột phá” và tiến hành rà soát lại cơ chế chính sách để KH&CN thực sự là “quốc sách” - Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã khẳng định như vậy tại Hội nghị tổng kết giám sát và triển khai Nghị quyết của Quốc hội về hiệu quả thực hiện chính sách phát triển KH&CN thúc đẩy CNH-HĐH giai đoạn 2005-2015.
Bộ Khoa học và Công nghệ, các Bộ, ngành có liên quan tập trung rà soát các nhiệm vụ, dự án nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và chế tạo, sản xuất các sản phẩm khoa học và công nghệ.
Với vốn điều lệ lên đến 1.000 tỷ đồng, Quỹ Quỹ Đổi mới công nghệ Quốc gia (National Technology Innovation Fund – NATIF) đã và đang tài trợ cho nhiều doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có dự án nghiên cứu phát triển công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, công nghệ cao; các đề tài nghiên cứu lập dự án nghiên cứu tiền khả thi, dự án khả thi; các hoạt động phục vụ đổi mới công nghệ, nhân rộng, phổ biến, giới thiệu và chuyển giao công nghệ;…
Có thể khẳng định, lực lượng cán bộ nghiên cứu và phát triển (KH&CN) - lực lượng nòng cốt, trực tiếp tham gia vào hoạt động đổi mới sáng tạo, là động lực phát triển KH&CN và kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, các chính sách nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) có liên quan đến tiền lương, điều kiện hoạt động nghiên cứu và phát triển (NC&PT), quản trị nhân sự NC&PT đang là các trở lực lớn. Vậy, đâu là giải pháp để thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực này trong thời gian tới?
Những năm qua, nguồn nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) của nước ta được cung cấp thông qua đào tạo ở trong nước và nước ngoài. Rất nhiều mô hình mới đã được thành lập nhờ sự hỗ trợ vốn và kinh nghiệm của các nước phát triển nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại học. Tuy nhiên, đào tạo, phát triển nhân lực KH&CN hiện đang đứng trước những khó khăn, thách thức do áp lực toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Theo GS. Nguyễn Ngọc Trân – Chuyên gia cao cấp của Hội đồng Chính sách Khoa học và Công nghệ (KH&CN) quốc gia, nguồn nhân lực là một hợp phần tạo nên năng lực cạnh tranh quốc gia. “Chảy máu tài năng” là một thách thức lớn đối với các nước, đặc biệt các nước đang phát triển.
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đang lấy ý kiến góp ý dự thảo Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tại Bộ năm 2017. Theo đó, tỉ lệ trao đổi văn bản dưới dạng điện tử giữa các cơ quan, đơn vị sẽ tăng ít nhất 15% so với năm 2016.
Theo dự thảo Lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến tại Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) năm 2017 và định hướng đến năm 2020, đến năm 2017, 100% số dịch vụ hành chính công được cung cấp trực tuyến tối thiểu mức độ 3.
 

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner