Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ tư, 27/11/2024 , 05:21 pm
Cập nhật : 19/10/2010 , 11:10(GMT +7)
Xử lý nước thải bằng... bèo Nhật Bản
Cỏ Vetiver có thể được trồng ở các bãi chôn lấp rác để xử lý nước rỉ thải
Một nghiên cứu sau khi dùng bèo Nhật Bản kết hợp một số chế phẩm đã khiến nước thải làng nghề hết hôi thối; các kim loại nặng cũng được xử lý...

Trong các vấn đề về xử lý ô nhiễm môi trường thì nguồn rác thải, nước thải là những yếu tố then chốt mà con người không thể bỏ qua. Đã có rất nhiều các nghiên cứu và giải pháp được đưa ra góp phần giảm thiểu sự độc hại của các bãi rác thải, nước thải, trong đó có thể kể đến phương pháp xử lý nước thải bằng thực vật. 

Minh chứng cho tác dụng xử lý nước thải của thực vật, gần đây nhất là công trình của tiến sỹ Tăng Thị Chính cùng các cán bộ của Phòng Vi sinh vật môi trường- Viện Công nghệ Môi trường-Viện Khoa học công nghệ Việt Nam vừa ứng dụng thành công tại làng tái chế nhựa Đông Mẫu, xã Yên Đồng, huyện Yên Lạc (Vĩnh Phúc).

Nghiên cứu đã kết hợp sử dụng chế phẩm Biomix 2, thực vật thủy sinh (bèo Nhật Bản) với chế phẩm LTH100 để xử lý tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt và nước thải làng nghề gây ra. Kết quả, chỉ sau 3 tuần thử nghiệm, nguồn nước tại các ao, hồ làng Đông Mẫu vốn bị ô nhiễm nặng đã được làm sạch và đạt tiêu chuẩn cho phép về nước mặt loại B (theo QCVN 08:2008 của Bộ Tài nguyên và môi trường). Nước không còn mùi hôi thối và trong xanh trở lại, các kim loại nặng cũng được xử lý, ngoài ra còn diệt tảo, tiêu diệt được các vi sinh vật gây bệnh.

Được biết, xử lý môi trường áp dụng theo phương pháp này, quy trình công nghệ không phức tạp, chi phí cho xử lý không cao, khoảng là 8.000đồng/m3.

Trước đó, năm 2009, Hội Nước và Môi trường TP.HCM cũng đã đưa ra giải pháp "cánh đồng tưới" và "cánh đồng lọc", hoàn toàn sử dụng các loại cây trồng để xử lý ô nhiễm của nguồn nước rỉ thải tại các bãi chôn lấp rác. Cách làm này vừa giúp tận dụng được đất của các bãi chôn lấp rác để làm kinh tế (trồng cây có giá trị kinh tế cao như cỏ Vetiver, cỏ voi, cỏ singnal hoặc cây dầu mè), vừa kết hợp tận dụng xử lý nước rỉ rác để làm nguồn nước tưới dinh dưỡng cho cây, nên giải quyết được vấn đề ô nhiễm môi trường.

Cánh đồng tưới và cánh đồng lọc là hai công nghệ độc lập nhau. Tuy nhiên trong một số điều kiện cụ thể, hai công nghệ này được kết hợp với nhau thành một dây chuyền nối tiếp. Công nghệ cánh đồng tưới (trồng cây có thu hoạch sản phẩm) và cánh đồng lọc (trồng cây không thu hoạch sản phẩm) sử dụng thực vật để xử lý nước thải dựa trên nguyên lý mỗi loại thực vật có hệ vi sinh vật riêng, có thể xử lý các chất hữu cơ trong tự nhiên để hình thành chất khoáng đạt yêu cầu hấp thụ của cây trồng. Qua bộ rễ, phản ứng đồng hóa của thực vật có thể xử lý các chất ô nhiễm có trong nước. Ngoài ra, qua bộ lá, thực vật còn có thể xử lý được khí thải, mùi hôi và khí CO2 có trong nước thải.

So với những phương pháp xử lý nước thải khác, hình thức xử lý nước thải bằng thực vật được đánh giá là thân thiện với môi trường, ít tốn kém, mà hiệu quả xử lý ô nhiễm cũng khá cao.

  • A.K

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner