Chiều ngày 25/1, tại thị trấn Yên Mỹ (Hưng Yên), lại có thêm một xe ôtô 4 chỗ đang đi bỗng bốc cháy... KS Mai Thành Chí nêu giả thiết xe tự cháy là do xăng nhiễm sắt sunfua.
Trong thời gian qua, hiện tượng các xe tự cháy đã gây nhiều quan tâm của cộng đồng. Có nhiều ý kiến, nhiều phương pháp luận giải thích cho hiện tượng này, tuy nhiên các giải thích vẫn còn một số điểm chưa hoàn toàn thuyết phục. Sau đây là một trong những quan điểm về vấn đề xe cháy, quan điểm này vẫn chưa được kiểm chứng bằng các thực nghiệm mà chỉ là một gợi ý để có những nghiên cứu sâu hơn.
Vấn đề tự cháy
Một số vụ xe ô tô tự cháy trong thời gian gần đây
Vào khoảng 18g30, ngày 16/11/2011, chiếc ô tô 4 chỗ đang đỗ bỗng dưng bốc cháy tại khu ký túc xá (khu thực hành) của Trường Cao Đẳng Y tế, thuộc khu 5, phường Trần Hưng Đạo, TP Hạ Long, (Ảnh: Báo Quảng Ninh)
Khoảng hơn 14 giờ ngày 18/12/2011, một chiếc Mercedes E300 bốn chỗ mang BKS 29M- 3345 đang lưu thông trên đường Nguyễn Xiển (Q.Thanh Xuân, Hà Nội) bỗng bốc khói rồi cháy dữ dội.
Vào khoảng 13g30 ngày 26/12/2011, xe ô tô hiệu Lacetti mang biển kiểm soát 98H-3832 đã bất ngờ bốc cháy khi đang đi trên đường qua địa phận thôn Kim Xuyên, xã Tân An, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
Đang đỗ trong gara ô tô của gia đình tại 114 Bà Triệu, phố Thanh Long, phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa, chiếc xe Mazda đột nhiên bốc cháy vào khoảng 20g40 ngày 27/12/2011.
Khoảng 5h30 sáng 31/12/2011, trên đường cao tốc Liên Khương - đèo Prenn (đoạn trước trạm thu phí Định An, huyện Đức Trọng, Lâm Đồng), một chiếc ô tô du lịch 16 chỗ bất ngờ bốc cháy dữ dội.
Khoảng 18 giờ ngày 16/1/2012, xe ô tô khách loại 16 chỗ ngồi hiệu Ford Transit mang biển số 49X - 8694 lưu thông trên quốc lộ 1A, khi đến ngã tư Amata (thuộc P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) thì bỗng dưng bốc cháy dữ dội. Trước đó, khoảng 14g30, ngày 15/1, tại đầu đường Thanh Niên, đoạn qua tổ 34, khu Minh Hoà, phường Cẩm Bình, TX Cẩm Phả, xe taxi của hãng Vân Thành BKS 29A, do anh Đỗ Khắc Cẩm (trú tại Cẩm Thành, Cẩm Phả) phát hiện bị cháy ở phần máy ngay sau khi khởi động.
Chiều ngày 25/1/2012, tại Km1+100 đường tỉnh lộ 200 thuộc địa phận thị trấn Yên Mỹ (Hưng Yên), xe ôtô 4 chỗ biển kiểm soát 30N-6274 đang đi bỗng dưng ngùn ngụt bốc cháy và rất may không xảy ra thương vong về người, thiệt hại tài sản ước tính hơn 200 triệu đồng.
(Trích thông tin đã đưa trên các báo Thanh Niên, Dân Trí, Quảng Ninh, TTXVN)
|
Tự cháy là một thuật ngữ được sử dụng để mô tả các chất một cách tự nhiên sẽ bị cháy ở nhiệt độ bình thường. Chất là tự cháy khi điểm chấp cháy của nó là rất thấp, cho phép nó bắt đầu cháy trong không khí thường xuyên. Một số các chất này cũng sẽ bắt cháy trong nước, đôi khi gây ra các phản ứng nổ. Chất rắn, khí đốt và chất lỏng như kali , natri , phốt pho, uranium, và sunfua sắt có thể tự cháy.
Trong một số trường hợp, đánh lửa có thể được kích hoạt bởi các bộ phận của chất đó, ví dụ như khi ai đó cắt uranium thành lát mỏng, hoặc mài sunfua sắt để tạo ra các hạt mịn.
Một số kim loại, đặc biệt là magiê, titan, natri, kali, lithium, zirconium, canxi, kẽm, plutonium, uranium và thorium, gọi là kim loại dễ cháy vì sự dễ bắt lửa khi chúng nằm ở trạng thái hạt mịn.Tuy nhiên, kim loại ở thể hạt lớn tương đối khó để đốt cháy.
Một số kim loại, chẳng hạn như nhôm, sắt, thép, được coi như là chất gây cháy, có thể bốc cháy ở dạng mịn sạch, Kim loại có xu hướng phản ứng nhất khi ở dạng mịn. Sắt (II) sunfua hoặc sunfua kim loại màu là một hợp chất hóa học với công thức Fe S . Sulfide sắt bột sẽ tự cháy (tức là sẽ cháy một cách tự nhiên trong không khí).
Khả năng tạo Sắt (II) sunfua trong xăng
Nếu quan sát đáy đường ống hay bể chứa dầu vào lúc phát hiện nước thải có H2S, người ta sẽ thấy khá nhiều chất bẩn, mà nhiều nhất là kết tủa của H2S. Khi làm sạch các chất bẩn, sẽ hiện ra nhiều vết rỗ khá sâu trên bề mặt kim loại. Những chỗ rỗ này được bao phủ bởi vô số các chủng loại vi khuẩn màu đen và xanh lá cây. Trên bề mặt kim loại của đường ống có nhiều những vòm nhỏ có vẩy bao gồm polysacarit, sắt sunfua, sắt hydroxit và được trùm lên bởi hai loại vi khuẩn yếm khí có khả năng khử sunfat và ôxy hoá hydrocacbon.
Loại đầu khử sunfat, tạo ra hydrosunfua (H2S), còn loại thứ hai ôxy hoá các hydrocacbon. Khi vi khuẩn phát triển từ phía trong và phía ngoài của vòm, FeS sẽ kết tủa. Điều này đặc biệt nguy hiểm. Ở chỗ tiếp xúc của FeS với thành ống thép sẽ xuất hiện những cặp điện phân mà anot là kim loại và katot là sắt sunfua (FeS).
Ở anot, sắt bị khử thành ion Fe2+ và tiếp tục chuyển hoá thành FexSy (polysunfua sắt). Ở katot hydro sẽ được tạo thành ở cặp điện phân FeS (hay FexS)/kim loại, mức chênh lệch điện áp lên tới 0,4V, làm tốc độ ăn mòn đạt mức 2-5mm/năm. Thế nhưng đó chưa phải là giới hạn. Khi các cặp điện phân kết hợp với nhau, điện áp chung tăng lên và tốc độ ăn mòn sẽ còn ghê gớm hơn : 5-12mm/năm. Sắt sunfua còn có thể tự bốc cháy.
Khi dầu đột ngột bị trút hết khỏi thùng, một lượng lớn không khí tràn vào, các sản phẩm phân hủy của sunfua (là những chất dễ cháy bị nóng lên đến nhiệt độ tới hạn thì khí trong thùng sẽ nổ và bốc cháy.
Từ những luận điểm trên có cơ sở để nêu quan điểm các xe tự cháy vì có hàm lượng sắt sunfua cao trong xăng.
Với những gì thấy được từ việc bơm nước vào xe chở dầu do báo Thanh niên ghi nhận thì việc trong các bồn chứa dầu tại các cây xăng chứa một lượng không nhỏ nước là hoàn toàn có thể. Lượng nước này sẽ ăn mòn bể chứa và tạo ra Sắt (II) sunfua.
Khi các xe bị đổ xăng có nhiễm Sắt (II) sunfua có hai khả năng gây cháy.
Khả năng thứ nhất là xăng bị đổ vương vãi ra trên bình xăng hoặc quá trình chạy làm thoát xăng qua lỗ thông hơi. Quá trình bay hơi nhiều lần làm tích tụ một lượng lớn Sắt (II) sunfua đến một thời điểm nào đó chúng sẽ tự cháy, nhiệt độ do cháy kim loại thường rất cao dẫn đến cháy nhựa trong xe kéo hơi xăng ra ngoài và làm đám cháy mạnh lên.
Khả năng thứ hai là cháy tại chế hòa khí. Trong quá trình hòa khí với xăng Sắt (II) sunfua tích tụ tại chế hòa khí, đến thời diểm nào đó chúng sẽ bốc cháy điều này rất nguy hiểm vì xăng tại ống dẫn sẽ bắt lửa và các trường hợp cháy này ngọn lửa bùng lên rất nhanh.
Trên đây là luận điểm riêng về xe tự cháy. Luận điểm này còn cần được chứng minh bằng các nghiên cứu thực nghiệm trước khi kết luận chính xác. Rất mong đóng góp được một tiếng nói trong vấn đề được nhiều người quan tâm.