Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
KH&CN địa phương Thứ năm, 21/11/2024 , 08:46 pm
Cập nhật : 08/12/2021 , 10:12(GMT +7)
Vĩnh Phúc: Tạo mọi điều kiện nhằm phát triển ngành điện tử công nghệ cao
Doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện tử tại Vĩnh Phúc.
Với mục tiêu đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước được đề ra tại Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2020 – 2025. Để thực hiện mục tiêu đó, nhiều cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phù hợp với xu thế phát triển khoa học công nghệ hiện đại đã được ban hành. Tuy nhiên, việc tiếp cận cơ chế, chính sách của doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn, rào cản nhất định.

Theo báo cáo của UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ngành công nghiệp có mức tăng trưởng cao về chỉ số thu hút đầu tư qua các năm, lũy kế đến nay. Hiện, tỉnh có 433 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 7,1 tỷ USD, 822 dự án DDI với tổng vốn đầu tư hơn 106 nghìn tỷ đồng. 

Trong giai đoạn 2010- 2020, toàn tỉnh mới chỉ có 5 DN FDI được Bộ KH&CN cấp giấy Chứng nhận DN công nghệ cao; trong số này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực sản xuất linh kiện điện tử. Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh chưa có dự án DDI nào được Bộ KH&CN cấp giấy chứng nhận DN công nghệ cao.

Để hoàn thành mục tiêu phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại hóa, việc xây dựng cơ chế thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực điện tử công nghệ cao được xem là giải pháp chiến lược, lâu dài, trên cơ sở thu hút có chọn lọc, chủ động và đáp ứng dựa trên hiệu quả về KT-XH, môi trường của tỉnh.

Nằm trong chương trình xúc tiến đầu tư với các quốc gia có ngành công nghiệp điện tử phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc…, tỉnh đã, đang và sẽ tạo điều kiện thuận lợi nhất để các DN yên tâm sản xuất lâu dài với các chính sách ưu đãi phù hợp.

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Duy Thành khẳng định: Tỉnh Vĩnh Phúc sẽ áp dụng các chính sách ưu đãi đầu tư cho các DN, nhà đầu tư theo thẩm quyền quy định; triển khai các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư, xây dựng bộ chính sách nhằm đa dạng các lĩnh vực đầu tư, giúp DN thuận lợi tiếp cận chính sách hỗ trợ, đặc biệt trong các vấn đề liên quan đến tiếp cận đất đai; đầu tư hạ tầng các khu, cụm công nghiệp; khu du lịch và hỗ trợ các điều kiện đầu vào thiết yếu phục vụ SXKD của DN.

Đồng thời, giải quyết nhanh các thủ tục hành chính về đầu tư; công khai, minh bạch quy trình thủ tục đầu tư, quy hoạch xây dựng và đất đai, quy hoạch ngành, lĩnh vực trên hệ thống thông tin điện tử.

Bên cạnh đó, tỉnh tiếp tục liên kết với các đơn vị đào tạo tại các nước phát triển như Úc, Đức, Pháp để đào tạo lao động hoạt động trong nhóm ngành công nghiệp công nghệ cao. Trong 5 năm trở lại đây, đã có gần 100 sinh viên của tỉnh được đào tạo thí điểm theo chương trình chuyển giao ngành công nghiệp điện tử tại nước ngoài.

Để hoàn thành mục tiêu đưa Vĩnh Phúc trở thành trung tâm công nghiệp điện tử của cả nước, thời gian tới, tỉnh tiếp tục xây dựng chính sách thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực điện tử công nghệ cao mang tính đột phá, có chiều sâu, phù hợp với thực tiễn.

 

Nguồn tin: Doanh nghiệp hội nhập

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner