Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ tư, 27/11/2024 , 11:21 am
Cập nhật : 15/05/2011 , 21:05(GMT +7)
Việt Nam tìm cách đối phó với sóng thần
Trạm cảnh báo sóng thần
Hôm nay 15/5, tại khu vực bờ biển Đà Nẵng, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã trực tiếp chỉ đạo thực nghiệm hệ thống cảnh báo sóng thần đầu tiên ở Việt Nam, do Việt Nam tự thiết kế, lắp đặt và vận hành

Cùng tham dự có Bộ trưởng NNPTNT Cao Đức Phát, lãnh đạo TP Đà Nẵng, Tập đoàn Viettel và sự tham dự của một số đơn vị quân đội đóng trên địa bàn.

 

 

 

Sơ đồ vận hành hệ thống cảnh báo sóng thần  

 Dựa theo mô hình cảnh báo của Nhật Bản, Indonesia, hệ thống được xây dựng ban đầu này gồm 10 trạm cảnh báo sóng thần. Trong đó, 2 trạm đặt tại 2 đài trực canh Đồn biên phòng và Trung đoàn thông tin, 2 trạm cảnh báo tự động tại các Đài truyền thanh, 6 trạm bán tự động tại các xã, phường ven biển.

 

 

 

 

 



Hệ thống còi báo động, loa truyền thanh trực tiếp
vừa được xây dựng

 


Hệ thống này kết nối với Hệ thống tiếp nhận thông tin - cảnh báo sóng thần từ Viện Vật lý địa cầu, sau đó chuyển tải thông tin cảnh báo đến từng vùng, từng tỉnh, thành ven biển dựa trên các phương tiện truyền trực tiếp hoặc hạ tầng viễn thông rộng khắp của mạng di động Viettel.

Sau khi thử nghiệm và vận hành tại Đà Nẵng, hệ thống sẽ được nhân rộng tại các địa phương có nguy cơ xảy ra động đất, sóng thần trên cả nước


 

 

 







 

  Diễn tập sơ tán, cứu hộ

Trong buổi thử nghiệm, các lực lượng chức năng đã diễn tập vận hành hệ thống. Kịch bản là một trận động đất 8,8 độ richter diễn ra hồi 9h55 (giờ địa phương) ở ngoài khơi phía Tây quần đảo Philippines, có khả năng gây ra sóng thần lớn ảnh hưởng trực tiếp tới khu vực bờ biển Đà Nẵng.

Trong vòng 10 phút sau khi động đất xảy ra, tiếp nhận thông tin cảnh báo sóng thần từ Viện Vật lý địa cầu, hệ thống còi hụ, các phương tiện báo động, gây sự chú ý của người dân được vận hành.

Ngay sau đó, hệ thống phát thanh qua sóng, phát thanh trực tiếp bằng các loa công suất lớn phát đi bản tin đầu tiên với nội dung thông báo sự kiện động đất, vị trí, địa điểm và cảnh báo nguy cơ tác động, ảnh hưởng bởi sóng thần.

Đồng thời, tại các khu vực xảy ra nguy cơ sóng thần, các thuê bao điện thoại di động nhận được tin nhắn thông báo, cảnh báo.

Trong vòng 4-6 phút tiếp theo, sau khi được các chuyên gia tại Viện Vật lý địa cầu tính toán, bản tin số 2 được phát với nội dung đưa ra các thông tin về độ cao, tốc độ sóng thần, các khu vực có nguy cơ sóng thần ập vào. Đồng thời, đưa ra các hướng dẫn, chỉ dẫn về việc sơ tán, các biện pháp đối phó.

Sau khi sóng thần xảy ra, tác động vào bờ biển, bản tin số 3 được phát với nội dung thông báo, hướng dẫn các biện pháp xử lý, phòng chống, cứu hộ hoặc báo an, trở về khỏi nơi sơ tán tùy theo mức độ ảnh hưởng của sóng thần vào bờ.

Một số đơn vị quân đội đã trực tiếp tham gia diễn tập, tiếp nhận, xử lý thông tin, tổ chức sơ tán, cứu hộ tại các điểm dân cư.

Khẩn trương hoàn thiện, trang bị hệ thống cảnh báo cho toàn quốc
Sau khi cùng các đại biểu thảo luận về các thao tác, kết quả buổi thử nghiệm hệ thống, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá cao kết quả ban đầu của hệ thống cảnh báo sóng thần đầu tiên do Việt Nam tự thiết kế, lắp đặt và vận hành.

Phó Thủ tướng chỉ đạo các đơn vị hữu quan tiếp tục hoàn thiện, khẩn trương trang bị hệ thống cần thiết này tại các vùng có nguy cơ cao chịu động đất, sóng thần trên phạm vi toàn quốc.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của tình trạng biến đổi khí hậu và các diễn biến ngày càng cực đoan của thiên tai. Chính phủ đặc biệt quan tâm và quán triệt tới các cấp, các ngành, tới từng người dân để đầu tư, lưu ý về công tác phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, nhất là các thảm họa thiên nhiên như động đất, sóng thần.

 

 

 

 

 



Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải phát biểu chỉ đạo

 


Phó Thủ tướng lưu ý các cơ quan, đơn vị hữu quan trong việc triển khai hệ thống cảnh báo sóng thần tiếp tục hoàn thiện nâng cao chất lượng thiết bị, mạng lưới thông tin và đặc biệt là quy trình vận hành, thông báo thông tin, lồng ghép với các chương trình phòng chống thiên tai để đồng bộ hóa hệ thống.

Bên cạnh đó, cần phổ biến rộng rãi, nâng cao nhận thức, tinh thần cảnh giác và kỹ năng phòng chống, cứu hộ, cứu nạn của người dân trước thảm họa sóng thần, động đất và thiên tai nói chung.
Theo dự kiến, cũng tại Đà Nẵng, đầu tháng 10 tới các cơ quan chức năng sẽ tổ chức diễn tập quy mô lớn về công tác phòng chống, cảnh báo, sơ tán dân trong trường hợp động đất, sóng thần tác động vào Đà Nẵng.

Tuy không nằm ở rìa các mảng địa chất nên ít bị tổn thương hơn nhưng trên lãnh thổ và lãnh hải Việt Nam tồn tại hệ thống đứt gãy hoạt động phức tạp, do vậy động đất cũng thường xuyên xảy ra. Từ đầu thế kỷ 20 đến nay ở khu vực phía Bắc có 2 trận động đất có độ lớn 6,7-6,8 độ richter, hàng chục trận động đất 5,1-5,5 độ richter.
Cho tới nay chưa có bằng chứng thuyết phục để khẳng định sóng thần đã ảnh hưởng tới vùng bờ biển Việt Nam trong lịch sử, tuy nhiên, theo các kết quả nghiên cứu của Viện Vật lý địa cầu, các vùng nguồn động đất ở khu vực biển Đông và lân cận hoàn toàn có thể gây sóng thần ảnh hưởng tới vùng bờ biển Việt Nam

 



Nguồn tin: Chinhphu.vn, Đại đoàn kết, Quân đội Nhân dân

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner