Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiềm lực KH&CN Thứ sáu, 22/11/2024 , 07:45 pm
Cập nhật : 02/06/2017 , 12:06(GMT +7)
Việt Nam có 18 cơ sở đủ điều kiện để ghép tạng
Toàn cảnh Hội nghị
Ngày 02/6 tại Hà Nội, Học viên Quân Y (HVQY) đã tổ chức Hội nghị tổng kết thành tựu 25 ghép tạng tại Việt Nam.
Tham dự Hội nghị có Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến; Giám đốc HVQY Đỗ Quyết; Chủ tịch Hội Ghép tạng Việt Nam Phạm Gia Khánh và các đại biểu đại diện cho các tổ chức, đơn vị có liên quan.
 
 Giám đốc HVQY Đỗ Quyết phát biểu tại Hội nghị
 
Phát biểu tại Hội nghị, Giám đốc Đỗ Quyết cho biết, ghép tạng là một trong những thành tựu lớn của nền y học. Đến nay, ghép tạng đã trở thành một biện pháp điều trị rộng rãi và có hiệu quả đối với nhiều bệnh lý ở giai đoạn cuối, cứu sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
 
Kỹ thuật ghép tạng đã có những bước phát triển mạnh mẽ theo thời gian, kể từ ca ghép tạng đầu tiên trên thế giới được thực hiện vào năm 1952. Ghép tạng đã mang lại sự sống cho người bệnh với thời gian và chất lượng kéo dài trên 30 năm đối với ghép thận, trên 25 năm đối với ghép gan, trên 20 đối với ghép tim. Đặc biệt ghép tạng không chỉ kéo dài thời gian mà chất lượng cuộc sống của người bệnh sau ghép đã được cải thiện rõ rệt với việc hòa nhập với cộng đồng trong lao động, học tập, kết hôn, sinh con,…
 
Vào ngày 04/6/1992, trường hợp ghép thận đầu tiên trên người ở Việt Nam đã được thực hiện thành công tại HVQY. Điều này đánh dấu mốc son trên bản đồ ghép tạng và khởi đầu cho một chuyên ngành mới ở Việt Nam – chuyên ngành ghép tạng. “Từ đó đến nay, chúng ta đã tiến hành ghép gan (2004), ghép tim (2010), đồng thời đa tạng thận – tụy (2014) và ghép phổi (2017). Sau 25 năm, Việt Nam đã có 18 cơ sở (trong đó có cả các bệnh viện tuyến tỉnh, bệnh viện ngành) có đủ điều kiện để ghép tạng. Sự nghiệp ghép tạng có được như ngày hôm nay là nhờ có sự quan tâm, động viên của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự hỗ trợ to lớn của Bộ Y tế, Bộ KH&CN, Bộ Quốc phòng và tấm lòng hào hiệp của bạn bè quốc tế” GS Quyết cho biết.
 
Để ngành ghép tạng tiếp tục phát triển hơn nữa, theo GS Quyết, Việt Nam cần tiếp tục đầu tư, đẩy mạnh các loại hình ghép tạng truyền thống, tăng cường ứng dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng và kết quả ghép tạng; xây dựng quỹ hỗ trợ ghép tạng, duy trì, phát huy vai trò của Hội Ghép tạng Việt Nam để trao đổi, học tập, nâng cao trình độ của chuyên ngành trong thời gian tới.
Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến trao quà tặng cho người ghép gan, phổi.
 
Cũng tại Hội nghị, GS.TS. Phạm Gia Khánh – Chủ tịch Hội Ghép tạng Việt Nam đã có bày trình bày những thành tựu và bài học về ghép tạng tại Việt Nam trong 25 năm qua; những chia sẻ kinh nghiệm, bài học trong hoạt động ghép tạng.
 
Đồng thời, các đại biểu tham dự đã đưa ra những tham luận liên quan đến hoạt động ghép tạng trên cả nước như: Nguyên tắc tổ chức ghép tạng của Tổ chức Y tế thế giới – mô hình tổ chức ghép tạng tại Pháp và Việt Nam; Ghép tim – thành tựu và tương lai ở Việt Nam; Kết quả bước đầu ca ghép phổi từ người cho sống đầu tiên tại Việt Nam; Kết quả và kinh nghiệm ghép thận tại Bệnh viện TW Huế,…
 
Tin, ảnh: Ngũ Hiệp
 
 

 

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner