Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Phóng sự ảnh Thứ sáu, 22/11/2024 , 10:08 am
Cập nhật : 07/10/2014 , 16:10(GMT +7)
Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt - nhìn lại một chặng đường

Trong suốt 30 năm qua, Viện Nghiên cứu hạt nhân (NCHN) Đà Lạt đã hoàn thành tốt công tác quản lý, vận hành an toàn và khai thác có hiệu quả Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt và các thiết bị khoa học khác để đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học, triển khai sản xuất và dịch vụ,…nhằm đẩy mạnh việc chuyển giao và trao đổi các quy trình công nghệ.

Trong những năm qua, Lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt đã gặt hái được nhiều thành công. Tính đến cuối năm 2013, Lò phản ứng hạt nhân đã có 37.800 giờ hoạt động an toàn và khai thác có hiệu quả. Hiện nay, Lò vận hành 1 tuần liên tục (130 giờ) với công suất 500kW, 2-3 tuần dừng vận hành để bảo dưỡng hoặc vận hành ngắn ngày để phục vụ công tác nghiên cứu đào tạo.

Hình ảnh nắp lò phản ứng hạt nhân

Dây chuyền sản xuất IOD – 131

Viện đã sản xuất, cung cấp các chất phóng xạ và dược phẩm chất đánh dấu cho 25 khoa Y học hạt nhân và các cơ sở nghiên cứu, các cơ sở sản xuất và đào tạo trong cả nước bao gồm: dung dịch và viên nang I-131, tấm áp và dung dịch P-32, máy phát TC-99m và 17 loại kit In-vivo,…

Sản phẩm đồng vị phóng xạ I-131 đã được chuyển giao cho bệnh viện Việt Pháp

Hiện nay, Viện đã sản xuất được 30 chủng loại đồng vị phóng xạ và dược chất đánh dấu phục vụ y tế và các ngành kinh tế - kỹ thuật. Hàng tháng cung cấp khoảng 30 Ci dược chất phóng xạ cho 25 bệnh viện trên cả nước để chuẩn đoán và điều trị cho khoảng 50.000 lượt bệnh nhân.

Sản xuất, cung ứng Kit invivo và In vitro

Đặc biệt, Viện đã nghiên cứu và ứng dụng công nghệ bức xạ trong khử trùng, bảo quản nông phẩm và dược phẩm; biến tính và chế tạo vật liệu mới như: polymer tan trong nước, chịu mặn và chịu nhiệt độ cao phục vụ tăng cường thu hồi dầu; bạc nano điều trị bệnh sưng rễ cây bắp cải do nấm; chitosan cắt mạch bức xạ bổ sung vào thức ăn gia cầm để tăng hiệu quả chăn nuôi gà; gel A-311 nâng cao chất lượng dầu diesel Basa; polymer trương nước chống hạn cho cây trồng,…

Đặc biệt, Trong lĩnh vực Sinh học phóng xạ, Viện đã sử dụng thành công bức xạ gamma gây đột biến tạo các loại giống cây và hoa mới.

Công nghệ trồng nấm, đặc biệt là một số loại nấm dược liệu quý như nấm Linh Chi đã được nghiêu cứu hoàn thiện và chuyển giao cho nông dân áp dụng. Công nghệ nhân giống in-vitro đang được áp dụng khá hiệu quả đối với một số cây hoa và cây trồng đặc sản quý hiếm của Lâm Đồng. Công nghệ sinh học của Viện cũng đang tham gia vào việc bảo tồn giống, bảo tồn đa dạng tài nguyên sinh học thực vật của Lâm Đồng và Tây Nguyên.

Viện NCHN Đà Lạt đã có những đóng góp nhất định vào việc xây dựng tiềm lực vật chất, kỹ thuật, đào tạo nhân lực cho sự phát triển của Ngành, góp phần hình thành và mở rộng thị trường ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hạt nhân, tham gia vào chương trình đưa điện hạt nhân vào Việt Nam.

Ánh Tuyết – Bùi Hiếu


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner