Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiềm lực KH&CN Chủ nhật, 24/11/2024 , 01:18 am
Cập nhật : 10/12/2012 , 10:12(GMT +7)
Vệ tinh siêu nhỏ: Ứng dụng lớn
Nhóm nghiên cứu đang thực hiện chế tạo vệ tinh F1. (Ảnh do nhóm nghiên cứu cung cấp)
Vệ tinh tự chế tạo của Việt Nam đã rời trạm vũ trụ quốc tế (ISS) để hoạt động độc lập từ ngày 4/10/2012. Được biết, ý tưởng thực hiện vệ tinh này được cụ thể hóa từ đề tài “Nghiên cứu thiết kế chế tạo thử nghiệm vệ tinh picosatellite” nằm trong chương trình tiềm năng của Bộ KH&CN do KS.Vũ Trọng Thư Phòng nghiên cứu không gian FSpace, Đại học FPT và cộng sự thực hiện.

Từ ý tưởng…

KS.Vũ Trọng Thư kể lại, xuất phát từ niềm đam mê, năm 2008, nhóm nghiên cứu đã đề xuất ý tưởng chế tạo vệ tinh siêu nhỏ lên công ty FPT, sau khi được  chấp nhận các thành viên của nhóm bắt đầu những bước nghiên cứu đầu tiên.

Rất may cho nhóm nghiên cứu là năm 2011, Bộ KH&CN có chương trình khuyến khích, hỗ trợ phát triển các ý tưởng nghiên cứu của tài các năng trẻ, nhóm nghiên cứu đã đề xuất được tham gia chương trình. Đề xuất chế tạo vệ tinh siêu nhỏ của nhóm đã được Bộ KH&CN cấp kinh phí nghiên cứu với số tiền 650 triệu đồng trong thời hạn 1 năm (từ đầu năm 2011 – cuối năm 2012).

Để thực hiện đề tài này nhóm nghiên cứu đã tập trung vào những nội dung như: Làm chủ quy trình công nghệ chế tạo vệ tinh nhỏ lớp picosatellite nặng 1kg, hướng đến mục tiêu làm chủ quy trình công nghệ chế tạo vệ tinh nhỏ lớp microsatellite (50kg); Thiết kế, chế tạo 1 vệ tinh nhỏ lớp picosatellite (kích thước 10x10x10cm, nặng 1kg), hoàn thành các thử nghiệm (chức năng, rung động, sốc, nhiệt chân không, liên lạc tầm xa) và sẵn sàng để phóng. Nếu có cơ hội thì tiến hành phóng và vận hành vệ tinh trên quỹ đạo…

Sau 4 năm nghiên cứu, vệ tinh siêu nhỏ đầu tiên (F1) – sản phẩm của đề tài đã được phóng lên quỹ đạo ngày 21/7/2012 và đến ngày 04/10/2012 vệ tinh F1 đã cùng 4 vệ tinh khác của Nhật Bản và Mỹ phóng ra khỏi quỹ đạo bằng cánh tay Robot. Đây là ý tưởng của Nhật Bản. Thông thường, các vệ tinh được phóng lên quỹ đạo bằng tên lửa và vệ tinh sẽ được thả ra khỏi quỹ đạo bằng bàn tay con người, nhưng việc thả vệ tinh khỏi quỹ đạo bằng bàn tay con người có thể gặp khó khăn và rủi ro. Từ thực tế trên, Nhật Bản đề xuất ý tưởng thả vệ tinh ra khỏi quỹ đạo bằng cánh tay Robot. F1 là một trong những vệ tinh đầu tiên được tham gia thử nghiệm này.

Ứng dụng thực tế lớn

Với việc phóng thành công vệ tinh siêu nhỏ F1 lên quỹ đạo hứa hẹn sẽ mang lại nhiều hướng ứng dụng mới so với ứng dụng truyền thống là giúp đào tạo đội ngũ cán bộ trong ngành và tìm ra phương pháp sản xuất vệ tinh siêu nhỏ.

KS.Vũ Trọng Thư, cho biết, trước đây vệ tinh siêu nhỏ thường chỉ dùng để đào tạo và hướng đến việc tìm ra công nghệ chế tạo một vệ tinh siêu nhỏ. Nhưng với F1 nhóm nghiên cứu sẽ hướng đến nhiều ứng dụng mới mà Nhật Bản đang thực hiện.

Chẳng hạn vệ tinh có thể theo dõi tàu biển từ quỹ đạo thông qua việc thu tín hiệu AIS, đem lại ứng dụng trong công tác quản lý hàng hải, tìm kiếm cứu nạn và an ninh quốc phòng.

Đặc biệt, nó còn có khả năng mang theo một hoặc một số thiết bị để thử nghiệm hoạt động trong môi trường không gian. Việc làm này giúp rút ngắn thời gian và giảm chi phí khi cần thử nghiệm một thiết bị mới trong môi trường không gian.

Ngoài ra, vệ tinh siêu nhỏ còn giúp việc quan sát tàu dân sự tải trọng trên 300 tấn ở biển Đông và trên toàn thế giới, phát hiện một số hành vi như đổ trộm dầu, tìm kiếm cứu nạn và nhiều sự vụ khác xảy ra trên biển.

Việc làm chủ quy trình chế tạo vệ tinh nhỏ picosatellite sẽ giúp đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ, tạo tiền đề để chế tạo các vệ tinh lớn hơn (lớp micro-satellite, cỡ 50 kg) có khả năng ứng dụng cao hơn. Hiện tại FSpace đang trao đổi với một số trường đại học Nhật Bản cùng hợp tác chế tạo vệ tinh RISESAT lớp micro-satellite với mục đích nghiên cứu khoa học và viễn thám.

Kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở cho việc hình thành doanh nghiệp để thương mại hóa sản phẩm vệ tinh nhỏ, hay dịch vụ chuyển giao công nghệ cho khách hàng tiềm năng là các quốc gia chưa có khả năng tự chế tạo vệ tinh, các viện nghiên cứu, trường đại học hay thậm chí là các cá nhân trong và ngoài nước, kỹ sư Vũ Trọng Thư, chủ nhiệm đề tài chia sẻ.

Nhóm nghiên cứu do Kỹ sư Vũ Trọng Thư làm trưởng nhóm có 6 thành viên chính đã hoạt động trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ trong hơn 2 năm. Nhóm đã có cơ hội hợp tác với Viện Tên lửa, Trung tâm DASI (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội) trong việc phát triển và thử nghiệm vệ tinh. Bên cạnh các đối tác trong nước, nhóm cũng nhận được sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế như Văn phòng các vấn đề vũ trụ của Liên hợp quốc (UNOOSA) ; Liên đoàn vũ trụ quốc tế IAF ; Cơ quan không gian vũ trụ Nhật Bản (JAXA) ; Trường Đại học Tokyo ; Trường Đại học Tohoku… trong việc tham dự hội thảo quốc tế, đào tạo ngắn hạn tại nước ngoài, tư vấn thiết kế và thử nghiệm vệ tinh.

Phương Hoàn
Nguồn tin: Baodatviet.vn

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner