Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ hai, 25/11/2024 , 09:23 am
Cập nhật : 08/04/2016 , 16:04(GMT +7)
Ưu tiên phát triển các sản phẩm quốc gia đến năm 2020
Sản phẩm thiết bị nâng hạ của Xí nghiệp cơ khí Quang Trung. Ảnh: Hạnh Nguyên
Để tiếp tục phát huy vai trò của khoa học và công nghệ (KH&CN) trong phát triển kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế của đất nước, thời gian qua Bộ Khoa học và Công nghệ đã sớm xây dựng và trình Chính phủ ban hành nhiều chương trình/đề án quốc gia về phát triển KH&CN.

Các chương trình hiện đang được Bộ KH&CN triển khai có thể kể đến như: Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 (Quyết định số 2441/QĐ-TTg ngày 31/12/2010); Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020 (Quyết định 2457/QĐ-TTg ngày 31/12/2010); Chương trình hỗ trợ phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ và tổ chức khoa học và công nghệ công lập thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm (Quyết định 592/QĐ-TTg ngày 22/5/2012); Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ đến năm 2020 (Quyết định 2075/QĐ-TTg ngày 08/11/2013); Chương trình hỗ trợ ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nông thôn và miền núi giai đoạn 2011 – 2015 (Quyết định 1831/QĐ-TTg ngày 01/10/2010); Chương trình đổi mới công nghệ Quốc gia đến năm 2020 (Quyết định 677/QĐ-TTg ngày 10/5/2011).

Một trong những Chương trình đang được Bộ KH&CN ưu tiên tập trung thực hiện đó là Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020 (gọi tắt là Chương trình). Hiện tại, Ban Chủ nhiệm Chương trình đã đặt ra các định hướng lớn tập trung đầu tư phát triển các sản phẩm KH&CN quốc gia, đặc biệt trong giai đoạn từ nay đến năm 2020. Dưới đây là một số thông tin chi tiết liên quan đến việc kêu gọi các nhà khoa học, các tổ chức KH&CN và doanh nghiệp có các hoạt động gắn với những định hướng lớn của Chương trình đăng ký nghiên cứu, triển khai đối với các sản phẩm:

Thứ nhất là nhóm sản phẩm “Thiết bị nâng hạ có sức nâng lớn”, gồm các sản phẩm: Cần trục tự hành có sức nâng từ 20 tấn đến 150 tấn; cần trục tháp có sức nâng từ 5 tấn đến 20 tấn; máy và thiết bị nâng hạ phục vụ công trình biển, tàu thủy và các công trình đặc thù khác có sức nâng hạ từ 10 tấn đến 1.500 tấn; nghiên cứu thiết kế, chế tạo một số thiết bị đồ gá chuyên dùng phục vụ cho việc chế tạo thiết bị nâng hạ có sức nâng lớn.

Tại Quyết định số 1677/QĐ-BKHCN ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “Thiết bị nâng hạ có sức nâng lớn” thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020, các yêu cầu về mục tiêu, nhiệm vụ và sản phẩm cụ thể đối với nhóm sản phẩm này đã được quy định rõ.

Thứ hai, nhóm sản phẩm “Vắc-xin phòng bệnh cho vật nuôi của Việt Nam”, gồm các sản phẩm: Vắc-xin đa giá phòng bệnh lở mồm long móng cho gia súc; Vắc-xin đa giá phòng bệnh cúm A/H5N1 cho gia cầm; Vắc-xin đa giá phòng 04 bệnh ở gia cầm: bệnh Newcastle, bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm và bệnh viêm mũi truyền nhiễm hay bệnh phù đầu gà; Vắc-xin đa giá phòng 03 bệnh ở lợn: bệnh tụ huyết trùng, bệnh phó thương hàn và bệnh dịch tả.

Yêu cầu về mục tiêu, nhiệm vụ và sản phẩm cụ thể đối với nhóm sản phẩm trên được quy định tại Quyết định số 377/QĐ-BKHCN ngày 10 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc sửa đổi, bổ sung Đề án khung phát triển sản phẩm quốc gia “Sản phẩm vắc-xin phòng bệnh cho vật nuôi của Việt Nam” thuộc Chương trình phát triển sản phẩm quốc gia đến năm 2020.

Thông tin chi tiết về Chương trình:

1. Mục tiêu tổng quát của Chương trình (QĐ 2457/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ)
Thúc đẩy nghiên cứu, làm chủ và tạo ra công nghệ cao, ứng dụng hiệu quả công nghệ cao trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, sản xuất sản phẩm, hình thành doanh nghiệp và phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, xây dựng hạ tầng kỹ thuật và phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao.

2. Các chương trình thành phần

- Chương trình nghiên cứu, đào tạo và xây dựng hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao do Bộ Khoa học và Công nghệ chủ trì xây dựng và triển khai (QĐ 348/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ).

- Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao do Bộ Công thương chủ trì xây dựng và triển khai (QĐ 347/QĐ-TTg ngày 22 tháng 02 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ).

- Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (QĐ 1895/QĐ - TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ).

3. Các dự án chủ yếu thuộc Chương trình (TT 02/2012/TT-BKHCN ngày 18 tháng 01 năm 2012 của Bộ Khoa học và Công nghệ)

- Dự án phát triển công nghệ cao là dự án có hoạt động nghiên cứu làm chủ, phát triển công nghệ cao bao gồm đề tài nghiên cứu thích nghi, làm chủ công nghệ nhập khẩu, công nghệ được chuyển giao, hoàn thiện công nghệ, giải mã công nghệ, khai thác sáng chế, tạo ra công nghệ mới, dự án ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, triển khai thực nghiệm, sản xuất thực nghiệm, nhiệm vụ hỗ trợ khoa học công nghệ.

- Dự án ứng dụng công nghệ cao là dự án có hoạt động triển khai thực nghiệm, sản xuất thực nghiệm và đầu tư sản xuất sản phẩm trên cơ sở kết quả nghiên cứu hoặc chuyển giao công nghệ.

- Dự án sản xuất sản phẩm và cung ứng dịch vụ công nghệ cao là dự án có hoạt động ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao, sản xuất thực nghiệm, đầu tư sản xuất sản phẩm công nghệ cao và cung ứng dịch vụ công nghệ cao.

- Dự án xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật công nghệ cao bao gồm dự án xây dựng và phát triển cơ sở nghiên cứu công nghệ cao.

Vắc-xin tụ huyết trùng trâu, bò do Việt Nam sản xuất. Ảnh: Hạnh Nguyên

- Dự án phát triển nhân lực công nghệ cao bao gồm dự án hình thành tập thể nghiên cứu khoa học mạnh về lĩnh vực công nghệ cao, dự án bồi dưỡng, nâng cao trình độ lãnh đạo chủ chốt của dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao, dự án hỗ trợ sinh viên thực hiện nghiên cứu và thực tập tại tổ chức hoạt động về lĩnh vực công nghệ cao, dự án hỗ trợ sinh viên, nghiên cứu sinh Việt Nam đang học tập, nghiên cứu ở nước ngoài tham gia hợp tác thực hiện nhiệm vụ của Chương trình, dự án huy động chuyên gia tình nguyện nước ngoài, chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động công nghệ cao tại cơ sở công nghệ cao ở Việt Nam.

4. Một số nội dung và mức hỗ trợ từ ngân sách thực hiện dự án thuộc Chương trình (TTLT 219/2012/TTLT-BTC-BKHCN ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ):

- Hỗ trợ tối đa đến 100% kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho các hoạt động nghiên cứu, làm chủ, phát triển và tạo ra công nghệ cao bao gồm: nghiên cứu thích nghi, làm chủ công nghệ nhập khẩu, công nghệ được chuyển giao, hoàn thiện công nghệ, giải mã công nghệ, khai thác sáng chế, tạo ra công nghệ mới.

- Hỗ trợ tối đa đến 50% tổng mức kinh phí đầu tư (không bao gồm giá trị còn lại hoặc chi phí khấu hao trang thiết bị, nhà xưởng đã có vào tổng mức kinh phí đầu tư) thực hen hoạt động sản xuất thử nghiệm trong dự án. Đối với các dự án sản xuất thử nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp triển khai trên địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội khó khăn theo Quyết định số 30/2007/QĐ-TTg ngày 05 tháng 3 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục các tổ chức hành chính thuộc vùng khó khăn và các văn bản sửa đổi, bổ sung mức hỗ trợ tối đa đến 70%.

- Ngân sách nhà nước chi sự nghiệp khoa học và công nghệ hỗ trợ tối đa đến 50% cho các hoạt động chuyển giao công nghệ của dự án. Phần kinh phí còn lại được huy động từ các quỹ, các nguồn khác.

- Hỗ trợ tối đa đến 50% công lao động cho cán bộ khoa học, nhân viên kỹ thuật trực tiếp thực hiện nội dung nghiên cứu hoàn thiện các quy trình công nghệ, giải pháp khoa học và công nghệ, xây dựng các phần mềm máy tính, thử nghiệm, phân tích, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm đến khi hoàn thành sản phẩm lô số không.

- Hỗ trợ tối đa đến 30% kinh phí mua vật tư, nguyên liệu, nhiên liệu, thiết bị đo kiểm, phân tích trong quá trình thử nghiệm và sản xuất sản phẩm lô số không của dây chuyền công nghệ.

- Hỗ trợ tối đa 100% kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước cho đào tạo ngắn hạn, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho lãnh đạo chủ chốt, cán bộ khoa học, nhân viên kỹ thuật thuộc các cơ quan, đơn vị công lập. Đối với cán bộ thuộc tổ chức ngoài công lập, doanh nghiệp mức hỗ trợ tối đa đến 50%.

- Hỗ trợ tiền vé máy bay khứ hồi, lệ phí máy bay (nếu có), kinh phí đi lại, tiền ở, sinh hoạt phí trong nước cho sinh viên, nghiên cứu sinh, chuyên gia tình nguyện nước ngoài, chuyên gia là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia hoạt động công nghệ cao tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu và sản xuất sản phẩm công nghệ cao của Việt Nam.

Hạnh Nguyên


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner