Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ sáu, 22/11/2024 , 07:42 pm
Cập nhật : 29/11/2022 , 11:11(GMT +7)
Từ vỏ mỳ tôm đến những sản phẩm nghệ thuật
Sản phẩm được làm từ vỏ mỳ tôm
Xuất phát từ mong muốn góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải nhựa, tạo ra nguồn tiền ủng hộ tự nguyện từ việc bán các sản phẩm gửi tới các hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng, Câu lạc bộ Mì Tôm Xanh đã ra đời. Đây chính là ý tưởng của cô giáo Vũ Thị Thảo, giáo viên Trường trung học Vinshool Times City (Hà Nội).

Ý tưởng để rác không mãi mãi là rác

Hưởng ứng phát động “Tuần lễ bảo vệ môi trường” của trường, trong đó có cuộc thi ý tưởng tái chế phế thải thành vật dụng hữu ích. Sau khi cân nhắc một số nguyên liệu như chai nhựa, giấy… cô Thảo đã lựa chọn vỏ mì tôm để tái chế. 

Trong giai đoạn dịch Covid-19 bùng phát, cô đã khởi xướng thành lập câu lạc bộ Mì Tôm Xanh Vinschool cho các bạn học sinh với ý tưởng thu gom – xử lý – tái chế vỏ mì tôm thành các sản phẩm hữu hiệu. Ít ai có thể ngờ vỏ mì tôm làm nên được những chiếc giỏ, túi xách, phụ kiện trang trí... bắt mắt, trở thành các sản phẩm nghệ thuật vô cùng hữu dụng, nghệ thuật để chung tay bảo vệ môi trường. Ngắm nhìn những chiếc túi xách, đồ trang trí và có độ bền cao, không khỏi ngỡ ngàng khi thấy những chiếc vỏ mì tôm và nguyên vật liệu tái chế lại có diện mạo khác hoàn toàn như vậy.

Để tạo nên những sản phẩm trên, cô Vũ Thị Thảo cùng các Vinser và đội ngũ cộng tác viên của CLB Mì Tôm Xanh Vinschool đã thực hiện 4 công đoạn: Thu gom vỏ mì từ cộng đồng – Xử lý và làm sạch – Tạo sợi đan bằng vỏ mì – Thiết kế và đan thành sản phẩm. Điểm đặc biệt, toàn bộ nguyên liệu thừa trong quá trình tạo sản phẩm sẽ được chuyển về cho dự án “Rác là vàng” để sản xuất vật liệu xây dựng từ nhựa tái chế. Như vậy, toàn bộ rác thải đều được xử lý tiếp thay vì bị thải ra môi trường.

Cô Vũ Thị Thảo chia sẻ: “Thông qua hoạt động ý nghĩa này mình dạy cho các con kỹ năng thuyết trình, thuyết phục. Các con phải làm sao để thuyết phục được người ta tin tưởng, ủng hộ và thu gom vỏ mì cho mình. Ngoài ra còn có kỹ năng kiên trì và biết chia sẻ. Dù là việc nhỏ thôi nhưng các con biết giúp đỡ, chia sẻ với cộng đồng, với xã hội”.

Cô giáo Vũ Thị Thảo,  Trường trung học Vinshool Times City trình bày Sáng kiến Mỳ tôm xanh tại Hội thảo Sáng kiến vì Cộng đồng - Nhân rộng và kết nối được tổ chức ngày 28/11 tại Hà Nội

Bằng việc xây dựng hệ thống cộng tác viên trên địa bàn cả nước, những chiếc vỏ mì tôm đã được CLB thu gom và tái chế thành những sản phẩm mang tính thời trang, hữu ích nhận được sự quan tâm, hưởng ứng đánh giá cao từ cộng đồng. Hiện sản phẩm làm ra chưa đáp ứng kịp nhu cầu từ thị trường. 

Từ hành động nhỏ tới sức lan tỏa mạnh mẽ

Sáng kiến đã góp phần xử lý vấn đề rác thải nhựa rất thiết thực và hiệu quả. Việc tái chế vỏ mì tôm thành những sản phẩm hữu ích vừa giúp hạn chế một khối lượng lớn rác thải nhựa ra môi trường vừa góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về giữ gìn và bảo vệ môi trường sống ngày một xanh sạch hơn.

Ý nghĩa hơn cả là khi toàn bộ doanh thu bán sản phẩm sẽ được các thành viên Mì Tôm Xanh Vinschool dùng cho mục đích từ thiện. Cụ thể, khách hàng sẽ thanh toán cho sản phẩm bằng việc chuyển khoản trực tiếp cho Quỹ phòng chống dịch Covid-19 và các học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong chương trình “Cặp lá yêu thương”. 

Ngoài ra cô Thảo và các thành viên CLB Mì tôm xanh đang tiến hành dạy lại cách làm sản phẩm cho cô giáo, phụ huynh, học sinh có hoàn cảnh khó khăn, ở các trung tâm bảo trợ xã hội. Những hoạt động của cô Thảo và CLB đều được chia sẻ công khai. Chính vì vậy nhiều người đã ủng hộ cho những hoàn cảnh khó khăn số tiền nhiều hơn giá trị của sản phẩm mà họ mua.

“Mặc dù làm những sản phẩm này mất rất nhiều thời gian nhưng tôi và các thành viên trong CLB vẫn thích thú với công việc. Bởi lẽ, khi mỗi sản phẩm được hoàn thành và trao đến khách hàng chính là đã góp một phần công sức để giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn và cũng là để bảo vệ môi trường”, cô Thảo bộc bạch.

Hiện tại nhóm đang tập trung dạy nghề cho những người khiếm thính nên chưa có đủ nhân lực làm sản phẩm số lượng lớn để chạy đơn hàng cho khách.

Trong tương lai cô Thảo và CLB Mì tôm xanh sẽ mở rộng tái chế đa dạng các loại rác thải khác, làm ra các sản phẩm phong phú và độc đáo hơn. Mở rộng thêm mô hình cộng tác viên ở nhiều nơi hơn nữa.

Hơn 2 năm hoạt động những sản phẩm tái chế từ vỏ mì tôm của CLB Mì tôm xanh đã nhận được các giải thưởng quý giá: Giải ba tại cuộc thi Sáng kiến thanh niên “Trả xanh cho biển” do Quỹ ASEAN tổ chức; Giải nhì cuộc thi “Phác họa sống xanh - Cách gieo mầm cho trái đất 2020” do GLUE Project tổ chức. Năm 2021, CLB đoạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp vì môi trường toàn quốc do Trường ĐH Quốc gia Hà Nội tổ chức; Giải B Sáng kiến vì cộng đồng lần thứ IV năm 2022 do Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản, Bộ Khoa học và Công nghệ, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Thành ủy - HĐND - UBND thành phố Hà Nội và Tập đoàn Điện lực Việt Nam tổ chức.

 

Bài, ảnh: Huyền Minh

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner