Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiềm lực KH&CN Chủ nhật, 24/11/2024 , 07:27 am
Cập nhật : 11/08/2011 , 14:08(GMT +7)
Từ máy biến áp 500KV đầu tiên: Bài học “lợi ích kép”
Máy biến áp 500KV đầu tiên của Việt Nam - Ảnh Chinhphu.vn
Việt Nam đã đặt thêm dấu ấn trong lĩnh vực điện lực của khu vực khi là nước đầu tiên ở Đông Nam Á sản xuất máy biến áp 500KV. Sản phẩm này củng cố thêm bài học về “lợi ích kép”, vừa phát triển tiềm lực khoa học công nghệ quốc gia, vừa góp phần giảm nhập siêu.

Theo Quy hoạch phát triển điện lực VI có tính đến năm 2020, dự báo nhu cầu sử dụng điện sẽ tăng khoảng từ 17 - 20%/năm và để đáp ứng nhu cầu đó, hệ thống lưới điện quốc gia cần phải xây dựng tới 93 trạm biến áp 500kV.

Nâng cao trình độ khoa học công nghệ

Trước nhu cầu đó, Công trình “Chế tạo MBA 500kV-3 x 150.000kVA đầu tiên tại Việt Nam” của Công ty Cổ phần Chế tạo Thiết bị điện Đông Anh (EEMC) được công nhận là đề tài – sản phẩm trọng điểm của ngành điện và của quốc gia.

Khi đề án nghiên cứu chế tạo máy biến áp 500kV triển khai vẫn còn có người nghi ngại, bởi chúng ta thiếu đủ mọi thứ, trong đó quan trọng nhất là thiếu vốn để đầu tư vì thiếu năng lực thiết kế máy biến áp siêu cao áp, mặt khác ngay cả các quốc gia có tiềm lực kinh tế mạnh ở khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines.. cũng chưa có nước nào chế tạo được máy biến áp 500kV.

Chỉ riêng tiền đầu tư để sản xuất một máy biến áp loại này đã tiêu tốn khoảng 150 tỷ đồng, đấy là chưa kể vốn đầu tư ban đầu cho nâng cấp nhà xưởng, dây chuyền thiết bị, công nghệ, kinh phí cho nghiên cứu, thiết kế và đào tạo nguồn nhân lực. Bên cạnh đó còn phải tính tới việc sản phẩm làm ra phải bảo đảm vận hành an toàn trong điều kiện môi trường nhiệt đới ẩm và cả khi nhiệt độ cao do biến đổi khí hậu. Một đòi hỏi khác không kém phần quan trọng đó là sản phẩm đưa vào vận hành phải đạt tuổi thọ hơn 30 năm...

Để chế tạo máy biến áp 500kV, trong thời gian ba năm, EEMC đầu tư chiều sâu về đội ngũ cán bộ kỹ thuật, thiết kế và công nhân lành nghề có chuyên môn cao đã trải qua và có kinh nghiệm trong việc sửa chữa các máy biến áp 500kV đưa đi thực tập tại Ukraine, Italia. Chi phí cho đào tạo lên đến hàng tỷ đồng/năm.

Ông Trần Văn Quang, Tổng Giám đốc EEMC cho biết, với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao, sau ba năm triển khai thực hiện công trình, EEMC đã thiết kế và chế tạo thành công máy biến áp 500kV đầu tiên tại Việt Nam và tại Đông Nam Á. Máy biến áp đã được Phòng Thí nghiệm điện Quốc gia thử nghiệm đạt tiêu chuẩn quốc tế IEC.

Tổ máy biến áp 500kV công suất 450.000 kVA đầu tiên đã hoàn thành, được gắn biển Chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng long - Hà Nội và sẽ được lắp đặt tại Trạm biến áp 500kV Nho Quan (Ninh Bình) vào tháng 9/2011 tới.

Góp phần giảm nhập siêu

Máy biến áp góp sức cùng các sản phẩm “Made in Việt Nam” khác thực hiện chủ trương thay thế hàng nhập khẩu, tiến tới xuất khẩu.

Trong phiên làm việc ngày 6/8 tại Hội trường Quốc hội thảo luận về kinh tế - xã hội, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cho biết, sắp tới, Chính phủ chỉ đạo tiếp tục triển khai một số biện pháp để khắc phục nhập siêu gồm đẩy mạnh việc sản xuất trong nước để thay thế hàng nhập khẩu. Và chúng ta đã và sẽ có nhiều mặt hàng thay thế nhập khẩu.

Ví dụ, trong năm 2012 chúng ta có phân đạm sản xuất trong nước với công suất hơn 2 triệu tấn. Đến năm 2015- 2016, chúng ta có đầy đủ sản phẩm xăng dầu cho sản xuất trong nước. Đến năm 2015, chúng ta có thể đáp ứng 50% xơ sợi tổng hợp cho ngành công nghiệp dệt.

Rổ hàng hóa thay thế nhập khẩu này sẽ được bổ sung thêm một mặt hàng nữa – máy biến áp.

Theo ông Trần Văn Quang, Việt Nam không còn phải nhập khẩu máy biến áp 110 KV. Lượng ngoại tệ tiết kiệm điện cho quốc gia ước tính hơn 300 triệu USD do không phải nhập khẩu máy biến áp 110kV, 220kV.

Từ năm 1995 tới nay, EEMC đã sản xuất được 235 máy biến áp 110kV các loại có công suất từ 16.000kVA đến 63.000kVA đưa vào lắp đặt vận hành an toàn trong hệ thống lưới điện quốc gia và cho các đơn vị ngoài ngành điện.

Trong số máy biến áp 110kV, EEMC đã cung cấp cho một số công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam như dự án Nhà máy Thủy điện Pleikrong của Power Machines (LB Nga), dự án Nhà máy điện Cái Lân của Jacobsen Elektro AS (Na Uy), dự án Trạm biến áp Thành Công của Siemens (Thái lan) ...  tổng giá trị hơn 3,6 triệu USD.

Đặc biệt, EEMC có thể hoàn thành chế tạo trong thời gian ngắn từ 2 - 3 tháng/máy (có máy xuất xưởng sau 38 ngày do yêu cầu gấp về tiến độ) với giá thành giảm từ 15 đến 25% so với giá nhập ngoại.

Việc sản xuất thành công máy biến áp 500KV dự kiến sẽ còn tiết kiệm thêm nhiều ngoại tệ nữa.

Ông Trần Văn Quang cho rằng, việc chế tạo thành công máy biến áp 500kV đầu tiên này có một ý nghĩa quan trọng trong thời kỳ thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Thành công này đã khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế và các nước trong khu vực trong lĩnh vực cơ khí chế tạo thiết bị điện. Công trình, đề tài thành công tạo điều kiện cho ngành điện chủ động trong việc xây dựng mở rộng, phát triển hệ thống lưới điện truyền tải 500kV quốc gia, giúp Nhà nước giảm được ngoại tệ nhập khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế, xã hội to lớn.



 

Nguồn tin: Chính phủ

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner