Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Bình luận khoa học Thứ bảy, 21/12/2024 , 10:36 pm
Cập nhật : 11/08/2015 , 22:08(GMT +7)
Truyền thông KH&CN: Vẫn có sức hấp dẫn riêng
Tăng cường tính tương tác đảm bảo thông tin KH&CN nhanh và chính xác
Nếu có cách tiếp cận riêng, hiểu đúng công chúng cần gì, muốn thông tin gì thì truyền thông KH&CN không hề khô cứng, thiếu hấp dẫn như chúng ta vẫn nghĩ.

Điều này được chứng minh qua các kênh truyền thông đang rất ăn khách của thế giới như Kênh truyền hình Discovery, National Geographic hay như của Việt Nam đó là Thế giới động vật… Để làm được điều này, vấn đề cốt lõi và quan trọng nhất là thay đổi tư duy của người làm truyền thông KH&CN.

Khô cứng vì lối mòn tư duy

Điều này được khẳng định tại Hội thảo tăng cường nghiệp vụ cho cán bộ đầu mối truyền thông tại các đơn vị trực thuộc Bộ KH&CN do Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Truyền thông KH&CN – Bộ KH&CN đã tổ chức vừa qua tại Vĩnh Phúc.

Có một thực tế cho thấy, hiện nay, tỷ lệ nội dung liên quan đến thông tin khoa học xuất hiện trên các phương tiện thông tin đại chúng hiện chiếm tỷ trọng khá thấp. Đa phần các tòa soạn đều không có bộ phận khoa học riêng mà được ẩn lẫn với Khoa giáo (Khoa học- giáo dục- y tế) hoặc Xã hội, Thời sự. Tin,bài khoa học đi cover (bài đinh trang nhất) rất hiếm hoi, trừ khi đó là sự kiện lớn có gắn đến đông đảo bạn đọc hoặc có tính thời sự cao. Đây là thực tế mà nhà báo Nguyễn Việt Hùng, Phó Tổng thư ký, Trưởng ban Khoa giáo báo Tiền phong cho biết sau nhiều năm làm thư ký tòa soạn.

Lý giải về điều này, nhà báo Việt Hùng đưa ngay dẫn chứng, không ít các trang điện tử của các Bộ, ngành, địa phương, thậm chí là các báo đại chúng đã quá “ăn mòn” trong tư duy viết về thông tin khoa học. Thông tin thường được diễn giải một cách máy móc, nhiều cụm từ khoa học chuyên sâu nên khiến công chúng khó tiếp nhận. Điều này cũng được chính ông Cù Kim Long, Phó giám đốc trung tâm Tin học, Bộ KH&CN đồng tình. Ông Long cũng nhấn mạnh, cần phải thay đổi ngay tư duy đưa tin theo motip mà theo như ông ví von đó là dạng tin “cáo phó”.

Ngày nay, dưới thời đại thông tin bùng nổ, nhất là thông tin báo mạng đang lấn át các loại hình báo chí truyền thống thì việc đặt tít, sapo là kỹ năng rất quan trọng của người viết trong việc quyết định lôi kéo công chúng đọc đến tin,bài đó. Theo như nhà báo Nguyễn Việt Hùng, nếu quá bận rộn, không có thời gian, bạn đọc chỉ cần đọc tít và sapo là đã có đầy đủ thông tin cơ bản của bản tin.

Tăng cường tương tác

Bà Trương Quỳnh Liên, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển truyền thông KH&CN cho biết, tính thời sự là một trong những thế mạnh cạnh tranh của thông tin. Thế nhưng, hiện nay, có thực tế đã diễn ra là thông tin KH&CN đang đi đường vòng. Đường vòng thể hiện ở chỗ: khi có thông tin, phát minh, sáng chế mới từ địa phương, Trung tâm Truyền thông tổ chức các báo đài triển khai thông tin, báo đài lại phân bổ về phóng viên trường trú địa phương… khiến thông tin mất khá nhiều thời gian mới đến được công chúng, và khi đó tính thời sự đã mất đi, độ hấp dẫn phần nào đã giảm đi rất nhiều.


Nhà báo cần được tăng cường “trăm nghe không bằng một thấy” để đưa thông tin KH&CN được sinh động

Để khắc phục tình trạng này, theo bà Trương Quỳnh Liên, cần có cơ chế phối hợp giữa các đơn vị nghiên cứu, Sở KH&CN… để đảm bảo thông tin nhanh nhạy, tránh việc đi đường vòng. Ông Nguyễn Hồng Hà, Phó Vụ trưởng Vụ Phát triển KH&CN địa phương cũng đề xuất: cần xây dựng đội ngũ cộng tác viên truyền thông về KH&CN tại các địa phương, bên cạnh đó là tăng cường tương tác thông tin giữa các bên để thông tin được đưa nhanh chóng, chính xác

Từ phía những người làm báo chuyên nghiệp, nhà báo Nguyễn Việt Hùng kiến nghị: Nhà báo cần được cung cấp thông tin thường xuyên thông qua các bản tin KH&CN, Thông cáo báo chí. Không những vậy, để đưa tin một cách sinh động, hấp dẫn thì việc “trăm nghe không bằng một thấy” là rất quan trọng. Một thông tin sẽ được truyền tải hấp dẫn thông qua cảm nhận của việc được nhìn, cảm nhận tận nơi sẽ khác với việc biên tập lại một bản tin. Việc cập nhật kiến thức thông tin về KH&CN cần được thực hiện thường xuyên thông qua tập huấn định kỳ bởi không phải nhà báo nào cũng được đào tạo bải bản, trang bị kiến thức KH&CN một cách bài bản.

Bên cạnh đó không nên hiểu tiêu cực cụm từ “lobby chính sách” (Vận động chính sách) vì đây là cách mà nhiều quốc gia đã sử dụng để đưa một chính sách mới vào cuộc sống. Thực tế cho thấy, nếu nhà quản lý muốn người dân tiếp nhận các chính sách mới một cách tự nguyện, không tạo phản ứng thì cần phải nhờ đến công tác truyền thông. Ở đây, truyền thông có một vai trò hết sức quan trọng, đó là tạo dư luận, giải thích cùng lúc với việc đưa ra dự thảo cho dân đọc, hiểu trước khi ban hành. Tuy nhiên, thời điểm để đưa ra công luận vào lúc nào, liều lượng thông tin ra sao thì cần phải tính toán hết sức thận trọng, ông Nguyễn Việt Hùng chia sẻ

Bài và ảnh: Minh Châu


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Video  
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner