Nhân dịp kỷ niệm 40 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam và Australia, từ ngày 10 - 13/4/2013, Trung tâm Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Quốc gia Australia (Questacon) đã tổ chức chương trình triển lãm mang tên “Khoa học kỳ thú” tại Hà Nội nhằm mang đến các em học sinh, sinh viên, những ai đam mê khoa học,... có cơ hội khám phá và học hỏi về các chủ đề khoa học đa dạng như: nguyên lý của âm nhạc và âm thanh; sinh học cơ thể người; ánh sáng; lực và chuyển động; nhận thức và câu đố;…
Theo GS. Graham Durant, Giám đốc trung tâm Questacon, triển lãm nhấn mạnh vào yếu tố tự khám phá và học hỏi. Ông hy vọng triển lãm sẽ hỗ trợ và thúc đẩy phương thức học tập dựa trên xử lý tình huống và nhu cầu cá nhân.
Triễn lãm tập trung giới thiệu những ứng dụng đơn giản, các vật liệu thường ngày được sử dụng để khoa học có thể đến gần hơn với công chúng.
Với "Trò chơi âm thanh lập thể", các em học sinh đã được học cách lắng nghe nhịp tim của cơ thể mình như thế nào.
Và rất thích thú với trò chơi “còng tay” kết nối hai bạn lại với nhau và tìm cách tự thoát ra được mà không phải dùng tay để tháo.
Với trò chơi “sợi dây nhào lộn”. Các em học sinh có thể dịch chuyển sợi dây đi qua các cột thanh kim loại. Tuy nhiên, để chơi được trò này, các em học sinh cần có một chút kiến thức về toán học, hình học khi tham gia bằng cách buộc những sợi dây và cách xử lí tình huống theo mô hình hình học Topo, đây cũng là cách để khám phá môn hình học Topo
Và các Live show đặc biệt khác tại triển lãm..
Live show về các tính năng đặc biệt của con quay.
Học cách xếp hình bằng những mô hình lập phương theo nhiều các cách khác nhau.
Thuyết trình viên của Questacon đang giải thích cho các em làm thế nào mà chai nước không thể chảy ra khi bị dốc ngược.
"Trình diễn nhạc cụ từ dép tông" là chủ đề của trò chơi khoa học ký thú này. Người tham gia chơi phải vỗ vào miệng ống bằng một chiếc dép tông, sau đó trả lời câu hỏi ống nào tạo âm nốt cao nhất và ống nào tạo âm nốt thấp nhất.
Diễn ra cùng với những hoạt động tại triễn lãm, Questacon còn thực hiện những chương trình thử nghiệm khoa học trực tiếp, hội thảo bồi dưỡng năng lực cho giáo viên khoa học địa phương và các buổi trao đổi về truyền thông khoa học với đại diện từ các bộ phận phụ trách giáo dục, khoa học và văn hóa của Việt Nam.
Ánh Tuyết - Ngũ Hiệp