Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ tư, 27/11/2024 , 01:39 pm
Cập nhật : 05/05/2011 , 08:05(GMT +7)
Tối 5/5: Việt Nam quan sát được cực điểm mưa sao băng
Mưa sao băng
Thông tin trên các diễn đàn thiên văn học có uy tín tại Việt Nam cho biết, đêm ngày 5/5, rạng sáng ngày 6/5, những người yêu thiên văn Việt Nam có cơ hội chiêm ngưỡng trận sao băng đẹp nhất trong năm.

*Tháng 5 ngoài mưa sao băng còn có sự kiện Mặt Trăng che Sao Hỏa; Sao Thủy cách xa Mặt Trời nhất

Đây không phải là hiện tượng đột xuất mà theo quy luật hằng năm vào cuối tháng 4, đầu tháng 5, người quan sát thiên văn sẽ thấy các sao băng ở vùng trời lân cận chòm sao Aquarius (Bảo Bình), đó là các sao băng mang tên Eta Aquarids.

Theo KS Đặng Tuấn Duy, Chủ nhiệm CLB thiên văn nghiệp dư TP HCM, mưa sao băng Eta Aquarids có nguồn gốc từ một ngôi sao chổi cực kì nổi tiếng – Sao chổi Haley. Cùng với sao băng Orionids và tháng 10, Eta Aquarids là một trong hai trận sao băng tạo bởi các vệt bụi của sao chổi này. Các năm trước Eta Aquarids chỉ là một trận mưa sao băng trung bình với mật độ khoảng 30 sao/giờ khi cực điểm, nhưng năm nay theo dự báo số lượng sao băng lúc cực điểm sẽ lớn hơn gấp đôi có thể đạt đến 70 sao/giờ trở thành một trong những trận mưa sao băng lớn của năm.

Bằng quan sát của mình, KS Duy cho biết, phần lớn các sao băng Eta Aquarids sẽ xuất phát từ chòm Aquarius (Bảo Bình)- một chòm sao Hoàng Đạo, do đó thời điểm quan sát thuận lợi là khi chòm sao Aquarius đã cao lên từ chân trời Đông – Đông Nam khoảng sau 2h sáng. Năm nay theo dự báo, thời gian diễn ra cực điểm của sao băng là vào rạng sáng ngày 6/5 vì thế đây là đêm cần quan tâm nhất. Tuy nhiên các đêm lân cận ngày cực điểm cũng sẽ có thể có nhiều sao băng quan sát được.

Ông Nguyễn Đức Phường, hội viên Hội Thiên văn - Vũ trụ Việt Nam cho biết, vào ngày diễn ra cực điểm mưa sao băng Eta Aquarids là ngày đầu tháng âm lịch do đó sẽ không có ánh trăng ảnh hưởng đến việc quan sát sao băng. Đây là điều rất thuận lợi để có thể dễ dàng quan sát trận mưa sao băng này. Ông Phương lưu ý, không cần quá cầu kỳ chọn kính viễn vọng hay các thiết bị hỗ trợ mà bằng mắt thường cũng có thể quan sát được trận mưa sao băng này.

Bên cạnh đó, các nhà thiên văn học nhấn mạnh, “mưa sao băng” không phải là mưa như chúng ta vẫn nghĩ mà các sao băng xuất hiện rất bất chợt, trong vài phút có khi bạn không thấy cái nào có khi lại hàng loạt cùng lóe lên. Chính vì thế, không nên chăm chú vào chòm sao mà bạn cho là trận mưa sao băng sẽ xuất phát, vì sẽ thấy rất ít sao băng. Hãy nhìn bao quát cả phần bầu trời xung quanh chòm sao mới thấy được nhiều sao băng hấp dẫn hơn. Đây đơn thuần là hiện tượng thiên nhiên không liên quan đến yếu tố tâm linh như nhìn sao băng ước gì được nấy hay điềm báo dấu hiệu xấu...

Các nhà thiên văn học cũng nhấn mạnh, tháng 5 là tháng đón nhận được hàng loạt các sự kiện thiên văn kỳ thú như: Rạng sáng 6/5 – Cực điểm mưa sao băng Eta Aquarids; Tối 10/5 – Mặt Trăng che Sao Hỏa; chiều 14/5 – Sao Thủy cách xa Mặt Trời nhất.

Minh Châu


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner