Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiềm lực KH&CN Chủ nhật, 24/11/2024 , 05:31 am
Cập nhật : 17/11/2011 , 14:11(GMT +7)
Tốc độ phát triển công nghệ vũ trụ của Việt Nam rất đáng kính nể
Trạm thu tín hiệu vệ tinh đặt tại Viện KH&CN Việt Nam (ảnh M.C))
Nhận định của ông Tetsuo Tanaka, Giám đốc Ban hợp tác quốc tế của Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) với phóng viên truyenthongkhoahoc.vn tại buổi lễ kỷ niệm 5 năm thành lập Viện Công nghệ vũ trụ - Viện Khoa học và Công nghệ. Bên cạnh đó, một số chia sẻ về dự án Trung tâm Vũ trụ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản cũng được ông Tetsuo Tanaka chia sẻ.

PV: Được biết Trung tâm vũ trụ Việt Nam sẽ được xây dựng tại Khu Công nghệ cao Hoà Lạc mà đối tác quan trọng trong dự án này là Nhật Bản. Vậy ông có thể nói đôi nét về dự án này?

Ông Tetsuo Tanaka: Dự án xây dựng Trung tâm vũ trụ Việt Nam sẽ được đầu tư với kinh phí hơn 600 triệu USD. Trung tâm vũ trụ Việt Nam có diện tích 9ha, được xây dựng tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc-Hà Nội, là nơi nghiên cứu và sản xuất các vệ tinh nhỏ phục vụ nhu cầu dự báo thời tiết, quan trắc, thăm dò, thu phát sóng truyền thanh-truyền hình, tìm kiếm cứu nạn… trong nước.

Dự án trên đã được Chính phủ giao cho Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam thực hiện với sự hỗ trợ thiết kế, xây dựng của Nhật Bản.

Trong chương trình hợp tác cụ thể, Viện Công nghệ vũ trụ (STI) phối hợp với Cơ quan Hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA) thực hiện ba nhiệm vụ trọng tâm gồm Xây dựng hạ tầng kỹ thuật và cơ sở vật chất hiện đại; Chuyển giao công nghệ; Đào tạo nguồn nhân lực.

Sau khi Dự án được hoàn thành, Việt Nam sẽ có một trung tâm nghiên cứu triển khai, đào tạo khoa học và công nghệ vũ trụ hiện đại hàng đầu khu vực Đông Nam Á..


Để tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghệ vũ trụ, các nhà khoa học Việt Nam được cử đi đào tạo tại một số nước có nền công nghệ vũ trụ phát triển để nắm bắt và làm chủ công nghệ. (ảnh M.C)

Cụ thể đến nay dự án này đã được triển khai đến đâu rồi, thưa ông?

Tháng 9/ 2011, Trung tâm vệ tinh Việt Nam, đơn vị trực thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã được thành lập. Đây là đơn vị có chức năng tiếp nhận, quản lý và thực hiện dự án xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam. Có thể nói, những bước đi đầu tiên đặt nên móng cho dự án đã được bắt đầu.

Những mục tiêu của dự án thì đã rất rõ nhưng còn về những sản phẩm cụ thể khi dự án hoàn thành mà người dân sẽ được hưởng lợi rõ nhất là gì, thưa ông?

Đó là việc hỗ trợ các nhà khoa học Việt Nam có thể tự nghiên cứu chế tạo thành công hai vệ tinh quan sát Trái Đất. Cụ thể một sẽ được phóng vào năm 2017 và một sẽ phóng vào năm 2020. Hai vệ tinh nhỏ quan sát trái đất với cảm biến rađa hiện đại, có độ phân giải cao, riêng của Việt Nam dùng cho giám sát thảm họa thiên nhiên và quản lý tài nguyên môi trường và ứng dụng dữ liệu ảnh vệ tinh. Theo đánh giá của các chúng tôi, Việt Nam có thể giảm thiểu được 10% thiệt hại do các thảm họa thiên tai gây ra.

Ông có nhắc đến vấn đề nhân lực, một trong những vấn đề cốt lõi của bất cứ ngành nghề nào khi muốn làm chủ công nghệ. Vậy, Nhật Bản sẽ hỗ trợ như thế nào đối với phía Việt Nam trong lĩnh vực này?

Trong dự án có một nội dung rất quan trọng là đào tạo nhân lực. Dự án dự kiến sẽ quy tụ khoảng 350 chuyên gia, cán bộ nghiên cứu, quản lý…của Việt Nam và Nhật Bản. Thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn, chuyển giao công nghệ, mục tiêu sau khi dự án kết thúc là các nhà khoa học Việt Nam có khả năng nắm bắt, làm chủ công nghệ tiên tiến được chuyển giao từ Nhật Bản.


Ông Tetsuo Tanaka (Ảnh M.C)


Ông có đánh giá như thế nào về tiềm lực cũng như khả năng phát triển ngành công nghệ vũ trụ nói riêng và nền công nghiệp vũ trụ nói chung của Việt Nam?

Tôi chưa thể nói gì được nhiều vì tất cả mới chỉ bắt đầu. Xong có một điều mà tôi rất khâm phục đó là những gì mà Việt Nam đạt được trong lĩnh vực nghiên cứu KH&CN vũ trụ là rất đáng kính nể. Bên cạnh đó, tôi tin rằng hai quốc gia có tiềm năng hợp tác lâu dài trong các lĩnh vực viễn thám và ứng dụng, phát triển công nghệ vệ tinh nhỏ, xây dựng năng lực và các hợp tác nghiên cứu dựa trên khả năng sử dụng trạm vũ trụ quốc tế.

Xin cảm ơn ông về cuộc nói chuyện thú vị!

Sau VNREDSat-1 là VNREDSat-1B

Sau vệ tinh VNREDSat-1 (dự kiến phóng vào năm 2014), Viện Công nghệ vũ trụ đang triển khai dự án vệ tinh nhỏ VNREDSat- 1B. Đây là dự án hợp tác với công ty SpaceBel của Vương quốc Bỉ. VNREDSat- 1B là vệ tinh viễn thám sử dụng công nghệ siêu phổ, cung cấp những bức ảnh vệ tinh với hơn 100 kênh phổ, phục vụ mục đích nghiên cứu, phân tích các đối tượng khác nhau như: quan sát trái đất, giám sát và làm chủ tài nguyên thiên nhiên như: đất nông nghiệp, rừng núi, sông ngòi, động vật, nước…

Minh Châu (Thực hiện)


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner