Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ hai, 25/11/2024 , 06:00 am
Cập nhật : 07/11/2016 , 17:11(GMT +7)
Tọa đàm kỷ niệm 30 năm ngày thành lập Trung tâm Công nghệ Vi điện tử và Tin học
Toàn cảnh tọa đàm
Ngày 04/11, tại Hà Nội, Trung tâm Công nghệ Vi điện tử và Tin học (IMET), Viện Ứng dụng công nghệ (ƯDCN) đã tổ chức “Tọa đàm kỷ niệm 30 năm ngày thành lập” (1986-2016).

Tham dự buổi tọa đàm có Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Trần Quốc Khánh, GS. Chu Hảo – Nguyên Thứ trưởng Bộ KH&CN, Viện trưởng đầu tiên của IMET và đại diện một số đơn vị thuộc Bộ KH&CN; về khách mời địa phương có ông Vi Trọng Lễ - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Phú Thọ, ông Hà Kế San – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, đại diện Văn phòng Tỉnh ủy Tỉnh Phú Thọ, đại diện lãnh đạo Ban Quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng; các đối tác truyền thống lâu năm của IMET; về phía Viện ƯDCN có GS Lê Hùng Lân, Viện trưởng Viện ƯDCN, đại diện lãnh đạo Viện ƯDCN và lãnh đạo các Trung tâm thuộc Viện ƯDCN qua các thời kỳ, cùng toàn thể cán bộ, viên chức và người lao động của IMET qua các thời kỳ và các tổ chức, cá nhân là những đối tác tin cậy của IMET trong suốt 30 năm qua.

Thực hiện Quyết định số 31-86.QĐ.TC/VCN ngày 05/11/1986 của Viện nghiên cứu công nghệ Quốc gia, Viện Công nghệ Vi điện tử (IMET) nay là Trung tâm Công nghệ Vi điện tử và Tin học được thành lập. IMET có sứ mệnh quan trọng trong việc nghiên cứu đưa nhanh vào sản xuất những thành tựu có triển vọng lớn của công nghệ vi điện tử; xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật để thực hiện công tác nghiên cứu sản xuất một số sản phẩm quan trọng trong công nghệ vi điện tử; đào tạo tập thể đồng bộ cán bộ khoa học kỹ thuật cho công nghệ vi điện tử; hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ vi điện tử.

Trong suốt chặng đường 30 năm xây dựng và phát triển, IMET thường xuyên nhận được sự quan tâm giúp đỡ của Bộ KH&CN, Viện ƯDCN, các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ KH&CN; cũng như sự sẻ chia, giúp đỡ của các địa phương. Đặc biệt có sự phối hợp chặt chẽ của các đơn vị thuộc Viện ƯDCN… 

Thời gian qua, IMET đã nghiên cứu thành công các sản phẩm góp phần quan trọng trong việc phát triển công nghệ thông tin Việt Nam, đó là máy vi tính mang tên BACTO, mạch ASIC... tham gia chương trình đưa phần mềm, mạng máy vi tính vào trường học. Đến nay, IMET đã thực hiện, phối hợp tham gia thành công 67 nhiệm vụ nghiên cứu gồm 7 nhiệm vụ sản xuất - thử nghiệm, 11 nhiệm vụ cấp Nhà nước, 31 nhiệm vụ cấp Bộ và 18 nhiệm vụ cấp cơ sở với tổng kinh phí trên 30 tỷ đồng. 

Với số kinh phí hỗ trợ của Nhà nước dành cho các nội dung nghiên cứu thăm dò phát triển công nghệ và bổ sung trang thiết bị khoa học... IMET đã và đang tạo ra hàng loạt sản phẩm mới về điện, điện tử, vi điện tử, tin học, viễn thông, tự động hoá bao gồm Phòng học ngoại ngữ, Phòng học đa năng, Bảng thông tin điện tử dùng LED cỡ lớn, đa dạng đã được các đối tác tin cậy lựa chọn. Các sản phẩm là công nghệ, giải pháp hữu ích, hệ thống thiết bị điện tử chuyên dụng, linh kiện, phần mềm... của IMET đã được triển khai ứng dụng rộng rãi trong suốt nhiều năm trên địa bàn của cả nước. 

Ông Nguyễn Trần Hậu, Giám đốc IMET tặng hoa Lãnh đạo IMET qua các thời kỳ 

Mặt khác, các sản phẩm của IMET cũng đã được đưa vào áp dụng tại tác công trình trọng điểm quốc gia, An ninh quốc phòng như Nhà máy Thủy điện Hòa Bình, ứng dụng trong khôi phục và cải tiến vũ khí, khí tài quân sự,… đặc biệt đã chuyển giao thành công công nghệ ASIC cho 11 đơn vị nghiên cứu, sản xuất trên toàn quốc. Tổng doanh thu triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu và dịch vụ kĩ thuật tính đến năm 2016 của IMET đạt trên 280 tỉ đồng trong đó có 75 tỉ đồng từ triển khai các kết quả nghiên cứu. 

Qua 30 năm xây dựng và trưởng thành từ một bộ phận các cán bộ nghiên cứu xuất sắc trong lĩnh vực vật lý bán dẫn, rồi trở thành đơn vị nghiên cứu đầu ngành trong lĩnh vực mới công nghệ vi điện tử, công nghệ thông tin, IMET luôn thể hiện vai trò, trách nhiệm, luôn hoàn thành nhiệm vụ mà các cơ quan quản lý cấp trên giao phó. Viện công nghệ Vi điện tử trước đây, Trung tâm công nghệ Vi điện tử và Tin học ngày nay luôn phấn đấu trở thành một tổ chức nghiên cứu phát triển trách nhiệm với sự nghiệp mà xã hội đặt kỳ vọng.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã cùng nhau trao đổi và thảo luận những thách thức cũng như cơ hội trong bối cảnh IMET chuyển sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KH&CN công lập. Các đại biểu đã đề xuất để đáp ứng nhu cầu phát triển, IMET cần tập trung vào: phát riển nghiên cứu về linh kiện điện tử tổ hợp cao thế hệ mới; nghiên cứu các giải pháp công nghệ thông tin và các ứng dụng diện rộng, tốc độ cao; đẩy nhanh triển khai thực hiện dự án phòng thí nghiệm nghiên cứu thiết kế, chế tạo các linh kiện cảm biến dựa trên công nghệ MEMS/NEM - quang điện tử và khu chế thử sản phẩm công nghệ cao…

Với sự nỗ lực phấn đấu của tập thể IMET, trong suốt 30 năm qua, các cá nhân và tập thể cán bộ công nhân viên, người lao động của IMET đã được Hội đồng thi đua khen thưởng các cấp ghi nhận thành tích và vinh dự được đón nhận nhiều danh hiệu thi đua cao quý của Lãnh đạo Bộ và Lãnh đạo Viện.

Tin, ảnh: Phương Nga

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner