Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Bình luận khoa học Chủ nhật, 24/11/2024 , 04:05 am
Cập nhật : 08/01/2013 , 10:01(GMT +7)
Tổ chức KHCN ’tự sống’ nhìn dự án tiền tỷ xếp kho
Các cán bộ thuộc một đơn vị 81 của VUSTA hướng dẫn kỹ thuật cho người dân nuôi ngao tại Thái Bình
Không tiền đầu tư, không được hỗ trợ trụ sở, không biên chế song nhiều tổ chức khoa học và công nghệ (KH&CN) ngoài Nhà nước đang chứng minh họ hoạt động hiệu quả không kém các tổ chức được Nhà nước ‘đỡ đần’ đủ thứ.

Trong số 593 tổ chức KHCN ngoài công lập (gọi tắt là đơn vị 81) tại Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) có tới 330 tổ chức như vậy đang phải xoay sở để hoạt động trong bối cảnh gần 60.000 doanh nghiệp của cả nước tuyên bố phá sản, ngừng hoạt động.

Bức tranh đối lập

Nếu kể đến những đề tài nghiên cứu được Nhà nước đầu tư tiền tỉ nhưng để ngăn kéo, hay bị bỏ quên sẽ là không hiếm ở Việt Nam.

Chỉ đơn cử một tỉnh như Quảng Ngãi, tính riêng trong giai đoạn 2006-2010, UBND tỉnh đã phê duyệt thực hiện 71 đề tài, dự án KHCN, với tổng kinh phí hỗ trợ từ ngân sách sự nghiệp KHCN trên 38 tỷ đồng.

Trong 71 đề tài, dự án này có 4 đề tài, dự án phải dừng triển khai; 10 đề tài hoàn thành chậm so với kế hoạch. Đó là chưa kể, hàng chục đề tài, dự án dù đã nghiệm thu nhưng chưa được ứng dụng, hoặc khó ứng dụng vào thực tế.

Ở góc độc triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia, vụ nhân viên phụ trách Quỹ xoá đói giảm nghèo Lý Thu Trang tại UBND phường 1, quận 3, TP HCM xà xẻo tới 820 triệu đồng Quỹ xóa đói giảm nghèo để trả nợ bạc là một trong những minh chứng không phải dự án đầu tư nào đồng tiền cũng đi tới đúng đích của nó.

Tiếp đến là vụ bà Dương Thị Kim Liên, cán bộ UBND phường 14, quận 6, TP HCM chiếm dụng trái phép trên 100 triệu đồng từ Quỹ Xóa đói giảm nghèo của 80 trường hợp thuộc diện hộ nghèo tiếp tục chứng minh sự tiêu cực trong việc sử dụng tiền đầu tư của nhà nước.

Đối lập với những trường hợp này hoạt động xóa đói giảm nghèo được nhiều đơn vị 81 thực hiện hiệu quả.

Dù không nhận được tiền đầu tư của Nhà nước, song Trung tâm Nghiên cứu sức khỏe cộng đồng và phát triển (COHED) đã triển khai nhiều dự án thành công trong đó có dự án nâng cao năng lực các hộ dân nghèo tại xã Mai Hịch (Mai Châu, Hòa Bình).

Bằng việc vận động các nguồn tài trợ của nước ngoài, các cán bộ khoa học đã tới đây tập huấn, chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, vệ sinh môi trường cho các hộ nông dân nghèo tại Mai Hịch. Với kinh phí trên 3 tỉ đồng, Trung tâm đã đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng mô hình câu lạc bộ để tất cả người dân ở đây có thể chia sẻ kinh nghiệm làm kinh tế, các tiến bộ kỹ thuật…

Người dân còn được tư vấn, tìm đầu ra cho sản phẩm.Tại đây, dự án còn lồng ghép giữa việc giảm nghèo bền vững với phòng và chăm sóc HIV/AIDS.

Ông Nguyễn Văn Nhiên, xóm Hải Sơn, xã Mai Hịch cho biết, từ sau tập huấn chuyển giao KHCN, các hộ trong xóm đã dần thay đổi phương thức canh tác nông nghiệp nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu. Trong cuộc sống hàng ngày, bà con cũng có nhiều chuyển biến, tích cực bảo vệ giống cây trồng để thích ứng. Cụ thể bà con đã làm quen với canh tác nông nghiệp bền vững, thực hiện quy trình làm phân hữu cơ vi sinh.

Hay như Trung tâm Nghiên cứu và phát triển người khuyết tật đã thực hiện nhiều chương trình giúp người khuyết tật có công ăn việc làm, hòa nhập với cộng đồng. Cũng bằng cách tự xoay sở, Trung tâm này đã thực hiện có dự án lên tới 4 tỉ đồng.

Nhắc đến công nghệ gene, hiện ở Việt Nam người ta biết nhiều đến Trung tâm phân tích AND và Công nghệ di truyền.Trung tâm này đã thực hiện các nghiên cứu đầy đủ và toàn diện tần số của các gene đa hình ở người Việt làm cơ sở cho việc xác định huyết thống.

Không chỉ xác định huyết thống theo nhu cầu của xã hội mà Trung tâm còn tham gia vào việc giám định AND miễn phí để tìm những người thất lạc trong chiến tranh cho Chương trình: “Như chưa hề có cuộc chia ly”.

Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thuốc cho người dân tại Cao Bằng. ảnh Bích Ngọc
Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây thuốc cho người dân tại Cao Bằng. Ảnh Bích Ngọc

Muốn được cạnh tranh lành mạnh

Dù có khá nhiều đóng góp trong mọi lĩnh vực xóa đói giảm nghèo; biến đổi khí hậu; nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; bảo vệ môi trường; tư vấn phản biện chính sách… song các đơn vị 81 lại gặp nhiều khó khăn và gần như không được công nhận vai trò, tầm quan trọng cũng như sự đóng góp.

Theo bà Đỗ Thị Vân, Trưởng ban tổ chức cán bộ, VUSTA, các tổ chức này đi đâu cũng ‘chạm’ phải khó, vướng.

Đơn giản như việc đấu thầu các dự án đề tài của nhà nước, các thủ tục xét duyệt kinh phí đề tài, dự án rất phức tạp. Nhà nước chưa có văn bản thuế ban hành riêng cho các tổ chức xã hội (trong đó có các tổ chức KH&CN ngoài công lập) nên khi đi kê khai và quyết toán thuế không biết xếp các đơn vị này vào diện nào.

“Thêm nữa, các tổ chức này hoàn toàn không nhận được sự hỗ trợ về kinh phí nên luôn phải trong cảnh vừa chạy việc, vừa chạy kinh phí và phụ thuộc khá nhiều vào các tổ chức nước ngoài”, bà Vân nói.

Bà Nguyễn Thu Giang, Viện phát triển sức khỏe cộng đồng ánh sáng kiến nghị, Nhà nước cần bình đẳng trong hoạt động KH&CN. Tạo điều kiện để các đơn vị 81 được tiếp cận bình đẳng với các nguồn lực: các đề tài nghiên cứu khoa học các cấp, các cơ hội tài trợ, các chương trình quốc gia…

Cứ nhìn vào cách đầu tư cũng như hiệu quả đem lại, nhiều nhà khoa học cho rằng, Nhà nước nên tạo một cơ chế để các tổ chức KHCN công lập và ngoài công lập cạnh tranh lành mạnh. Có như vậy, KHCN mới có được sản phẩm tốt và đi được vào cuộc sống.

Nguồn tin: Đât Việt

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner