Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ tư, 27/11/2024 , 03:29 am
Cập nhật : 29/02/2012 , 10:02(GMT +7)
Thiếu nguồn đầu tư mạnh mẽ và đồng bộ trong ươm tạo DN công nghệ
Toàn cảnh buổi tọa đàm (Ảnh: Mai Hà)
Thách thức đối với các vườn ươm hiện nay là do nhận thức chung về vườn ươm, tầm quan trọng của hoạt động ươm tạo công nghệ còn hạn chế kể cả ở cấp quản lý nhà nước đặc biệt là cấp cơ sở, viện, trường doanh nghiệp.

Tiếp đó là hạn chế về khả năng kết nối với các quỹ đầu tư, các nguồn tài chính. Bên cạnh đó thiếu nguồn đầu tư mạnh mẽ và đồng bộ từ phía nhà nước về mặt khuôn khổ pháp lý, vấn dề chính cho các cơ sở ươm tạo. Cục trưởng Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KH&CN Phạm Văn Diễn nhận định tại buổi “toạ đàm ươm tạo công  nghệ” do bộ KH&CN tổ chức mới đây tại Hà Nội.

Hạn chế từ nhận thức

Bắt đầu từ năm 2005, Việt Nam đã hình thành và phát triển một số mô hình ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp KH&CN (tại các trường đại học, viện nghiên cứu; do  nhà nước thành lập và quản lý và các tổ chức doanh nghiệp tư nhân). Hoạt động của các vườn ươm đã chứng tỏ tác động đối với sự phát triển kinh tế xã hội.

Tuy nhiên ông Phạm Văn Diễn cho biết, nhận thức về ươm tạo doanh nghiệp tại Việt Nam còn hạn chế từ nhận thức chung về vườn ươm, hạn chế kể cả ở cấp quản lý nhà nước đặc biệt là cấp cơ sở, viện trường doanh nghiệp.

Qua khảo sát lấy ý kiến của các nhà khoa học chỉ có 86% số nhà khoa học được hỏi trả lời có nghe nói về hoạt động ươm tạo nhưng không hiểu rõ quy trình ươm tạo, công nghệ ươm tạo như thế nào. 14% số cán bộ được hỏi đều nói rằng không hiểu gì về ươm tạo. Trong số 86% đó có khoảng 10% số cán bộ khoa học được hỏi hiểu về ươm tạo và có tâm huyết đối với sự nghiệp ươm tạo cho thế hệ trẻ, cho các ý tưởng, cho hoài bão khoa học.

Thứ 2 là khả năng kết nối với các quỹ đầu tư, các nguồn tài chính. Bởi thực tế ở nước ta hiện nay chỉ có 10% các công trình nghiên cứu, các giải pháp công nghệ có cơ hội để được thương mại hóa. Nhưng trong số đó tác giả các công nghệ thường thiếu kiến thức kinh doanh, thiếu kinh nghiệm quản lý, thiếu vốn, thiếu hạ tầng, thiếu công nghệ phụ trợ, thiếu kỹ năng thương mại, thiếu quan hệ với các đối tác… Do vậy, các vườn ươm phải hỗ trợ được thì họ mới tìm đến. Điều này hiện tại các vườn ươm chưa đáp ứng được cho nên xảy ra tình trạng rất nhiều ý tưởng khoa học, sáng chế đã được “bán lúa non” cho một số tư nhân, tổ chức kinh tế của nước.

Bên cạnh đó, các tổ chức kinh tế của nước ngoài thường xuyên tiếp cận với các trường đại học, viện nghiên cứu, các nhà sáng tạo để tìm kiếm ý tưởng và sau đó ươm tạo để trở thành sản phẩm KH&CN của mình. Đây là một trong những nạn chảy máu chất xám mà chúng ta đang phải đối mặt trong lĩnh vực này.

Nguyên nhân thứ 3 do thiếu nguồn đầu tư mạnh mẽ và đồng bộ từ phía nhà nước về mặt khuôn khổ pháp lý và tài chính. Sau Quyết định 15 ngày 13/9/2005 và Luật CNC được Quốc hội thông qua trong đó có một số điều quy định về cơ sở ươm tạo nói chung và ươm tạo công nghệ cao nói riêng đã có những quy định cơ bản cho hoạt động ươm tạo. Tuy vậy, các cơ sở ươm tạo, các hoạt động rất khó tiếp cận với các chính sách này do thiếu văn bản hướng dẫn cụ thể.

Mặt khác, nguồn tài chính đầu tư cho các cơ sở ươm tạo, như đầu tư từ phía nhà nước, từ tổ chức nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp rất hạn hẹp, dẫn đến hoạt động của một số cơ sở ươm tạo gặp rất nhiều khó khăn, chế độ chính sách đối với cơ sở được ươm tạo, sản phẩm được ươm tạo còn chưa rõ nét.

Đồng tình với nhận định trên, Giám đốc vườn ươm Topica, ông Phạm Minh Tuấn cũng cho rằng, hoạt động ươm tạo doanh nghiệp tại Việt Nam có nhiều lỗ hổng bởi nhiều doanh nghiệp ươm tạo không phát triển mạnh mẽ, không phát huy được đầu tư cá nhân. Đặc biệt các tỉnh lẻ hầu như không quan tâm và hỗ trợ hoạt động ươm tạo mà tập trung vào 2 thành phố chính là Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

Cũng theo Giám đốc vườn ươm khu CNC Tp. Hồ Chí  minh Phạm Tuấn Anh thì  nguyên nhân chính là do các vườn ươm chưa có sự nhìn nhận và nhận ra năng lực mình có thể sử dụng như thế nào (ưu đãi từ nhà nước, năng lực hỗ trợ đào tạo tư vấn, tiếp cận nguồn vốn, maketing và phát triển thị trường….) mà sử dụng hầu hết nguồn lực bên ngoài.

Ươm tạo phải trở thành chủ trương lớn

Một số chuyên gia tại hội thảo nhận định, để phát triển các cơ sở ươm tạo và tạo điều kiện cho các cơ sở ươm tạo phát triển cần nhanh chóng xây dựng và ban hành quy định cụ thể về các điều kiện đối với cơ sở ươm tạo sao cho phù hợp với thực tiễn; cần tập trung huy động các nguồn vốn của xã hội để thực hiện các hoạt động ươm tạo; xây dựng hệ thống chương trình đào tạo, phát triển đội ngũ chuyên gia tư vấn, sở hữu trí tuệ, tài chính, quản trị doanh nghiệp, đánh giá, định giá công nghệ trong các cơ sở ươm tạo; xây dựng cơ chế phối hợp giữa các địa phương, các bộ, ngành có liên quan để tạo điều kiện và thực hiện tốt hơn các chính sách ưu đãi đối với các cơ sở ươm tạo.

Theo TS. Lê Đăng Doanh, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, phát triển ươm tạo công nghệ phải gắn với tình hình tái cấu trúc kinh tế Việt Nam hiện nay và phải được đưa lên thành chủ trương lớn. Vườn ươm công nghệ và đổi mới KH&CN phải chiếm vị trí then chốt trong phát triển kinh tế xã hội. Việt Nam cần xây dựng một dự án tái cơ cấu với KH&CN và dựa trên nền KH&CN nước nhà. KH&CN phải được coi là cứu cánh trong công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế. Như thế, các doanh nghiệp và các vườn ươm có thể hoạt động hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó bộ KH&CN nên kết nối với các dự án tái cơ cấu với KH&CN, dựa trên KH&CN. Bởi KH&CN là cứu cánh tạo thêm công ăn việc làm trước sực ép của các DN nước ngoài đầu tư tại VN, đặc biệt là Trung Quốc.

PGS. Trần Văn Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị BK Holdings, thuộc Trường Đại học Bách khoa Hà Nội cho rằng, cần phải có chương trình phát triển hệ thống vườn ươm mang tầm cỡ quốc gia. Chương trình này phải nhằm mục đích nâng cao nhận thức xã hội về vai trò của hệ thống ươm tạo công nghệ, từ đó nâng cao chất lượng nghiên cứu KH&CN; giúp tỷ lệ thành công của các doanh nghiệp sau ươm tạo cao hơn đồng thời thúc đẩy tinh thần lập nghiệp cho sinh viên và tăng nguồn thu ngân sách. Từ chương trình quốc gia phải giúp cho các vườn ươm có tính tự chủ. Muốn nâng cao chất lượng tăng trưởng nền kinh tế của Việt Nam phải đổi mới công nghệ của doanh nghiệp và khuyến khích các doanh nghiệp KH&CN phát triển.

Ông Phạm Tuấn Anh chia sẻ, do các DN chưa tìm ra được nguồn lực để phát triển vì vậy, thông qua Câu lạc bộ ươm tạo doanh nghiệp (sắp được ra mắt) sẽ hỗ trợ, tư vấn chính sách của nhà nước trong hoạt động ươm tạo (khẳ năng tiếp cận nguồn đầu tư từ quỹ KH&CN, chuơng trình KH&CN quốc gia) .

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cũng khẳng định con đường duy nhất để KH&CN phục vụ lợi ích phát triển kinh tế - xã hội là từ các doanh nghiệp KH&CN. Hiện nay, Bộ KH&CN đang xây dựng hình thành Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp KH&CN nhằm đào tạo kiến thức quản trị và phát triển doanh nghiệp, đồng thời tạo điều kiện giúp đỡ, kết nối giữa các vườn ươm trên cả nước. Một số đơn vị chức năng của Bộ phối hợp cùng với các cơ sở ươm tạo, các trường đại học, viện nghiên cứu, các doanh nghiệp, các tổ chức quốc tế để tháo gỡ các khó khăn, tạo điều kiện tối đa cho các cơ sở ươm tạo công nghệ hoạt động và phát triển.

Hiện nay, trên thế giới có khoảng 3.000 đến 4.000 các vườn ươm công nghệ thuộc các loại hình khác nhau. Hàn Quốc là một quốc gia thành công trong lĩnh vực ươm tạo công nghệ (khoảng 300 đơn vị ươm tạo).

Tính đến thời điểm này, Việt Nam có 47 cơ sở ươm tạo  và hoạt động ươm tạo công nghệ, 7 quỹ đầu tư mạo hiểm. Theo ông Phạm Văn Diễn, thị trường công nghệ đang nóng lên rõ rệt, trung bình 1 tháng có 1,2 đoàn vào theo chuơng trình hợp tác, tìm hiểu ươm tạo DN công nghệ.

Phương Nga – Mai Mai



Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner