Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiềm lực KH&CN Chủ nhật, 24/11/2024 , 05:51 am
Cập nhật : 02/05/2012 , 08:05(GMT +7)
Thêm “cú hích” phát triển công nghiệp mũi nhọn
Để phát triển khoa học công nghệ theo chiều sâu và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế, TP.HCM đã lập ra những chiến lược cụ thể, trong đó có việc mở rộng các khu công nghệ cao (CNC) hiện có như Khu CNC TP.HCM (SHTP), Công viên phần mềm Quang Trung (QTSC) và sắp tới là phát triển thêm khu CNC thứ 2.
Theo đó, ngoài khu CNC hiện có là SHTP, TP.HCM sẽ có Công viên khoa học và công nghệ TP.HCM (khu CNC thứ 2), nhưng tại khu CNC thứ 2 sẽ không có những nhà máy sản xuất mà là các trung tâm nghiên cứu, thí nghiệm... Khu CNC thứ 2 có diện tích ước chừng 200ha tại phường Long Phước, quận 9 với số vốn đầu tư dự kiến ban đầu khoảng 2.600 tỷ đồng. Nếu được phê duyệt, đầu năm 2013, khu CNC thứ 2 sẽ được khởi công. Dự án này đã thể hiện tính cấp thiết của việc thành lập thêm các khu CNC tại TP.HCM nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời gian tới.
Ông Phạm Chánh Trực - nguyên Trưởng Ban quản lý khu CNC TP.HCM nhận định, khu CNC hiện hữu có diện tích đủ lớn để thực hiện các nhiệm vụ gồm sản xuất, nghiên cứu và triển khai, đào tạo, ươm tạo doanh nghiệp mới, kinh doanh hàng hoá và dịch vụ công nghệ cao… Hiện nay, tại SHTP đã có các nhà đầu tư nước ngoài tham gia. Qua đó, người lao động từng bước tiếp cận công nghệ cao của thế giới, tạo ra năng lực nội sinh về CNC cho đất nước. Tuy nhiên, cũng theo ông Trực, hoạt động nghiên cứu và phát triển công nghệ (R&D) chưa mạnh, nhân lực nghiên cứu quá ít và đa số là mới, chưa có kinh nghiệm, không đủ sức triển khai đồng thời các ngành, lĩnh vực công nghệ như chức năng đã định. Nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển chưa được Nhà nước xác định rõ ràng, không đặt yêu cầu và không giao vốn, do đó chỉ làm theo nhu cầu thị trường và tuỳ khả năng lực lượng nghiên cứu. Do đó, việc thành lập khu CNC thứ 2 là rất cần thiết nhằm bù đắp những hạn chế tại khu CNC hiện tại, góp phần tạo “cú hích” mới cho TP.HCM nói riêng và cả nước nói chung phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn.
Cũng bàn về tính cấp thiết của sự ra đời khu CNC thứ 2 tại TP.HCM, TS. Nguyễn Anh Thi - Phó trưởng Ban khoa học và công nghệ - Đại học Quốc gia TP.HCM nhấn mạnh, khu CNC thứ 2 là môi trường thuận lợi để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu, phát triển, ươm tạo, khởi nghiệp trong các lĩnh vực CNC và không trùng với chức năng của SHTP. Khu CNC thứ 2 sẽ là “gạch nối” giữa viện nghiên cứu, trường đại học với doanh nghiệp trong việc chuyển giao khoa học và công nghệ. Khu CNC thứ 2 là nơi hoạt động của các trung tâm, viện nghiên cứu trực thuộc trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn TP.HCM được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước. Cũng theo TS. Thi, không nên rải nhiều lĩnh vực mà khu CNC thứ 2 nên tập trung vào ba lĩnh vực: Công nghệ thông tin và truyền thông, công nghệ nano và công nghệ sinh học.
Về lĩnh vực phát triển của KCN thứ 2, ông Phạm Chánh Trực cho biết thêm, để tránh trùng lắp về chức năng với khu CNC hiện có, nắm bắt nhu cầu thực tế hiện nay và xu hướng chuyển động trong tương lai, cần hình thành một trung tâm nghiên cứu và phát triển quốc gia về năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời và gió, vừa nhanh chóng ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ của thế giới, vừa tìm kiếm sáng tạo cả về công nghệ, vật liệu, hiệu suất… Trong công viên khoa học hình thành một khu CNC quy mô nhỏ sản xuất pin mặt trời, linh kiện, vật tư, dụng cụ đồng bộ cho các giải pháp thắp sáng dân dụng, công nghiệp... Xây dựng mô hình sản xuất điện mặt trời cung cấp điện cho toàn khu, đồng thời chuyển giao công nghệ sản xuất điện mặt trời công suất nhỏ kết hợp giải pháp tiết kiệm điện cho dân dụng. Đào tạo nghiên cứu viên, kỹ thuật viên cho ngành năng lượng tái tạo… trong bối cảnh an ninh năng lượng được đặt lên hàng đầu.
Để khu CNC thứ 2 này thực sự phát triển, thu hút nhà đầu tư, tạo cú hích cho chiến lược phát triển công nghệ của TP.HCM nói riêng và hướng đến mục tiêu giá trị sản phẩm CNC và ứng dụng CNC đạt 45% GDP vào năm 2020, nhiều chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ khẳng định, cần có chính sách ưu đãi để thu hút các doanh nghiệp khoa học tham gia đầu tư, đặc biệt là các DN nhỏ. Đối với dự án CNC thứ 2 này thì Nhà nước phải là bước đệm ban đầu, đóng vai trò “cú hích”, có chính sách tốt, lấy nhà đầu tư làm hàng đầu, cụ thể là có thể cho vay không tính lãi. Phải có chính sách hấp dẫn và đặc thù nếu muốn mảnh đất này “đẻ trứng vàng”. Đồng thời, cần tạo dựng một môi trường đồng bộ bao gồm hạ tầng bên ngoài, bên trong, môi trường sống và dịch vụ tốt thì mới thu hút và giữ được nhân tài…/.


Nguồn tin: VEN

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner