Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Chính sách KH&CN Thứ bảy, 23/11/2024 , 03:37 pm
Cập nhật : 11/07/2012 , 14:07(GMT +7)
Thay đổi tư duy để phát triển KH&CN
Hoạt động KH&CN đã đạt nhiều kết quả nhưng chưa xứng với tiềm năng (T.H)
Trong những năm gần đây, khoa học và công nghệ (KH&CN) ngày càng khẳng định vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội trong việc giúp nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm, hàng hoá dịch vụ, tăng sức cạnh tranh cho nền kinh tế; nhiều thành tựu khoa học công nghệ của Việt Nam đã đạt tới tầm khu vực và quốc tế. Tuy nhiên thực tế nhìn lại quá trình đổi mới và phát triển, khoa học công nghệ của Việt Nam thời gian qua vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong đợi.

Tăng đầu tư cho khoa học công nghệ

Theo con số thống kê của Bộ KH&CN, trong vòng hơn 10 năm qua, Việt Nam luôn duy trì mức đầu tư cho KH&CN 2% tổng chi ngân sách nhà nước, tương đương với 0.5 - 0.6% GDP. Điều đáng nói, trong khi đầu tư từ Nhà nước còn thấp so với nhiều quốc gia thì việc huy động đầu tư từ xã hội cho KH&CN cũng chưa hiệu quả.

Chiến lược phát triển KH&CN đến năm 2010 đặt ra mục tiêu nguồn đầu tư cho KH&CN khoảng 1,5% GDP, trong đó từ ngân sách nhà nước là 0,5% và từ xã hội là 1%. Nhưng đến thời điểm này, chúng ta vẫn chưa đạt chỉ tiêu trên. Đặc biệt mức đầu tư của xã hội và doanh nghiệp ngoài nhà nước cho KH&CN còn rất thấp, khoảng 0,3-0,4% GDP.

Trong khi đó tại Hàn Quốc năm 2011, tổng đầu tư cho KH&CN của Hàn Quốc là khoảng 46,5 tỷ USD, trong đó Nhà nước đầu tư 13,2 tỷ USD (chiếm 28,3%). Phần kinh phí còn lại thuộc về các tập đoàn kinh tế, doanh nghiệp. Hiện nước này dành tới 4,5% GDP đầu tư cho hoạt động KH&CN, vươn lên đứng thứ 6 thế giới về giao dịch thương mại với thu nhập đầu người trung bình khoảng 21.000 USD/năm.

Ông Phạm Văn Linh, Phó trưởng ban Tuyên giáo Trung ương cho biết: hiện nay mức đầu tư tài chính cho KH&CN nước ta còn thấp, bình quân 8 USD/người. Mức đầu tư đã thấp nhưng đầu tư còn dàn trải, chưa tập trung cao vào những lĩnh vực ưu tiên, những sản phẩm quốc gia, những lĩnh vực trọng yếu để thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao sức cạnh trang của nên kinh tế.

Vì vậy, theo Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội Lê Bộ Lĩnh, để giải quyết vấn đề này, trước hết chúng ta cần phải đặt sự phát triển KH&CN gắn với nhu cầu phát triển của nền kinh tế nói chung, các ngành và các doanh nghiệp nói riêng. Nói cách khác là phải tạo ra nhu cầu thực sự đối với phát triển và ứng dụng KH&CN. Điều này cũng có nghĩa là nguồn lực đầu tư cho KH&CN phải tập trung và có định hướng ứng dụng rõ ràng tránh tình trạng phong trào, dàn trải, mong muốn nhiều thứ khi nguồn lực có hạn để rồi không đạt được một mục tiêu cụ thể nào.

Bên cạnh đó, chúng ta cần đổi mới mạnh mẽ cơ chế tài chính cho hoạt động KH&CN để có thể huy động nhiều hơn các nguồn lực xã hội, trước hết là từ doanh nghiệp cho hoạt động KH&CN. Cần thúc đẩy sự hình thành các quỹ KH&CN từ cấp quốc gia đến cấp doanh nghiệp và coi đây là một phương thức tài trợ cho KH&CN. Nguồn ngân sách nhà nước cần đầu tư tập trung cho các cơ sở có năng lực nghiên cứu, đồng thời hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực KH&CN.

Đổi mới tư duy

Để "cởi trói" sức sáng tạo của các nhà khoa học, thu hút nhân lực có trình độ cao cần có những chính sách quyết liệt hơn nữa. Đây chính là nhiệm vụ và thách thức không nhỏ cho ngành KH&CN thời gian tới.

Để có nguồn nhân lực chất lượng cao cần có chính sách phù hợp. Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Quân thăm Tập đoàn Mỹ Lan- Tập đoàn ứng dụng công nghệ cao tại Trà Vinh (ảnh: T.H)

Một trong những giải pháp đổi mới hiện nay được nhiều nhà khoa học đưa ra trong các hội thảo bàn về cơ chế chính sách cho KH&CN là việc xem xét và quyết định giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho các cán bộ nghiên cứu nên dựa trên năng lực của cán bộ nghiên cứu. Do vậy, nếu một kỹ sư nếu có khả năng nghiên cứu về một vấn đề tốt hơn so với những người là tiến sĩ hoặc thạc sĩ thì các cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN phải giao nhiệm vụ cho người kỹ sư đó. Việc này đang được thực hiện theo các quy định của Bộ KH&CN về việc xét chọn, tuyển chọn tổ chức và cá nhân thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu KH&CN.

Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Văn Tùng cho biết: Việc thu hút những cán bộ trẻ vào hoạt động nghiên cứu KH&CN là một định hướng của Bộ KH&CN trong thời gian qua. Để thực hiện điều này, Bộ KH&CN đã hình thành một chương trình nghiên cứu các nhiệm vụ KH&CN tiềm năng dành cho những người trẻ tuổi. Hy vọng rằng với việc triển khai chương trình nghiên cứu này, các bạn trẻ sẽ có cơ hội được tham gia làm chủ các nhiệm vụ nghiên cứu và có điều kiện cống hiến, sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu khoa học.

Tuy nhiên, ông Đặng Huy Hậu - phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh thì yếu tố quan trọng để phát triển KH&CN là quan điểm quan điểm lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng sau đó đến chính quyền, nếu mà không tháo được mấu chốt này thì khoa học công nghệ vẫn là một bài toán khó, mặc dù có thể chi tiền nhưng không ai đôn đốc, không ai kiểm tra, không ai đặt yêu cầu KH&CN phải làm cái gì để nâng cao đời sống nhân dân, để tăng hàm lượng chất xám lên, nếu không có những cái mạnh mẽ như thế thì vẫn là khó khăn.

Phải thấy KH&CN có một vai trò quan trọng thực sự và cần phải đổi mới để thúc đẩy nền KH&CN phát triển. Muốn bứt phá cần phải thay đổi tư duy, quan trọng từ tư duy cho đến hành động của cả bộ máy, của cả xã hội là dần dần nó sẽ trở thành động lực, nếu như chúng ta không xắn tay cùng nhau để làm trở thành động lực mà chỉ là việc của các nhà khoa học thì đấy là sẽ không thành công, thứ trưởng Trần Văn Tùng chia sẻ.

Ánh Tuyết – Phương Hoàn


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner