Trước hết là việc sử dụng tiền đầu tư từ ngân sách nhà nước cho KH&CN. Dự thảo luật quy định: “Đầu tư cho KH&CN là đầu tư phát triển. Nhà nước dành ưu tiên hàng đầu trong việc bố trí ngân sách cho KH&CN, bảo đảm tỉ lệ ngân sách nhà nước chi cho KH&CN tối thiểu 2% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm”.
Đó là quy định không mới. Bởi hàng năm số tiền đầu tư từ ngân sách nhà nước cho KH&CN là khá lớn. Từ năm 2000, tỷ lệ chi ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ hàng năm đạt 2%, tốc độ tăng trung bình đạt 16,5%/năm. Song, nghịch lý đã xảy ra là số lượng các đề tài khoa học, sáng kiến, phát minh... do các viện nghiên cứu, trường đại học thực hiện bằng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước được ứng dụng quá ít.
Có thể còn rất nhiều “nút thắt” khác nữa. Song, các nút thắt về tài chính, chất lượng nhân lực, khả năng ứng dụng… là cơ bản rất cần được tháo gỡ kịp thời. Đó là sứ mệnh của Luật KH& CN sẽ được Quốc hội thông qua trong thời gian tới. |
Trong khi đó, nhiều nông dân, kỹ sư âm thầm nghiên cứu bằng vốn của họ và tạo ra máy móc, thiết bị ứng dụng ngay trong cuộc sống, mang lại lợi ích cho xã hội. Phải chăng, kinh phí đầu tư cho KH&CN đang bị phân bổ bình quân hay thiếu tiêu chí, hoặc vì những lý do tế nhị khác? Việc đầu tư để có kết quả báo cáo, nghiệm thu rồi đưa vào ngăn kéo... là không thể chấp nhận.
Cơ chế cấp phát, thủ tục thanh quyết toán tài chính cho KH&CN còn nhiều bất hợp lý, chưa đổi mới kịp thời cũng là một nút thắt quan trọng. Nội dung, định mức, thủ tục chi và thanh toán, quyết toán nhiệm vụ còn chưa phù hợp với đặc thù hoạt động KH&CN, hạn chế quyền chủ động của tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ.
Không ít nhà nghiên cứu loay hoay về thủ tục thanh toán, vất vả, khó khăn hơn cả nghiên cứu đề tài. Bên cạnh đó, thù lao giảng bài của giáo sư về chương trình, dự án KH&CN (theo quy định) không bằng ngày công của người giúp việc gia đình!
Đội ngũ nhân lực KH&CN tăng nhanh về số lượng: Hơn 4,2 triệu người có trình độ từ cao đẳng, đại học trở lên, trong đó có hơn 24 nghìn tiến sỹ, 101 nghìn thạc sỹ (tăng 4,6 lần so với năm 1996); số người làm nghiên cứu và phát triển (R&D) trên 62 nghìn người (tăng 3 lần so với năm 1996).
Nhưng chất lượng và năng lực còn hạn chế: Thiếu các nhà khoa học, tổng công trình sư đủ năng lực chủ trì các nhiệm vụ nghiên cứu quốc gia và quốc tế; một bộ phận không nhỏ nhân lực KH&CN trình độ cao, đặc biệt là giảng viên đại học không trực tiếp làm nghiên cứu và phát triển…
Phần lớn nhân lực KH&CN hiện tập trung ở khu vực nhà nước, trong khi khu vực tư nhân và doanh nghiệp còn rất thấp. Tinh thần hợp tác nghiên cứu và kỹ năng làm việc nhóm của cán bộ còn chưa cao, khó hình thành được các nhóm nghiên cứu mạnh liên ngành. Thiếu hợp tác giữa các nhà khoa học đứng đầu các nhóm nghiên cứu.