Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Thứ sáu, 22/11/2024 , 03:21 pm
Cập nhật : 18/03/2013 , 12:03(GMT +7)
Thành công từ đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ
Đây là chia sẻ của nhiều DN đoạt Giải vàng Chất lượng quốc gia (CLQG) 2012. Và cũng theo lãnh đạo của các DN này, việc đoạt Giải vàng CLQG chính là “bàn đạp” để họ thực hiện chiến lược tiến sâu vào thị trường quốc tế.

Ông Trần Bá Phúc - Chủ tịch HĐQT Công ty CP nhựa Thiếu niên tiền phong - DN đoạt Giải vàng CLQG và Giải thưởng Chất lượng quốc tế châu Á - Thái Bình Dương (GPEA)chia sẻ, nhận được giải thưởng là niềm vinh dự tự hào, nhưng cũng là trách nhiệm trong việc giữ gìn giá trị của giải thưởng đó. Đạt được giải thưởng đã khó nhưng giữ được uy tín của giải thưởng còn khó hơn. Để có được giải thưởng này, Nhựa Tiền Phong đã trải qua một chặng đường đầy cam go, thử thách và nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên để từ một DN Nhà nước sau khi cổ phần hóa năm 2005 từng bước vươn lên trở thành doanh nghiệp hàng đầu trong ngành nhựa Việt Nam. Hàng năm, công ty cung cấp cho thị trường khối lượng sản phẩm hàng hóa từ 50-70 nghìn tấn, doanh thu năm 2012 đạt trên 2.300 tỷ đồng, sản xuất nhiều chủng loại hàng hóa với chất lượng sánh ngang hàng nhập ngoại, phục vụ nhiều công trình lớn của đất nước. Không chỉ mở rộng chi nhánh trên khắp ba miền Bắc - Trung - Nam, công ty đã tiến hành đầu tư xây dựng nhà máy tại Lào. Giải vàng CLQG và GPEA sẽ là bàn đạp để chúng tôi thực hiện chiến lược tiến vào thị trường các nước trong khối ASEAN mà mục tiêu trước mắt là Myanmar và Campuchia”, ông Phúc nhấn mạnh.

Theo ông Phúc, sở dĩ có được thành công như ngày hôm nay là do trong quá trình phát triển, công ty luôn đẩy mạnh hợp tác với các đối tác nước ngoài và bước đầu thu được một số kết quả tốt đẹp như hợp tác với Australia, New Zealand, Nhật Bản, và sắp tới sẽ thực hiện một số dự án với đối tác từ Israel. Nhưng quan trọng hơn là bắt đầu từ năm 2008, 2009 đến nay, công ty đã thực hiện chiến lược đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ, tăng cường năng lực sản xuất. Tiêu biểu là việc lắp đặt và đưa vào vận hành dây chuyền sản xuất ống uPVC cỡ lớn (đường kính 800mm) trị giá hơn 1 triệu USD và dây chuyền sản xuất ống HDPE (đường kính 1200mm). Đây là những dây chuyền sản xuất ống nhựa lớn nhất Việt Nam hiện nay, được đầu tư bằng nguồn vốn tự có.

Bên cạnh đó, Nhựa Tiền Phong còn thực hiện chiến lược đầu tư đào tạo nhân lực cho những năm tới để có đội ngũ kế cận có chuyên môn nghiệp vụ cao, nhạy bén giải quyết các vấn đề trong sản xuất kinh doanh… “Năm 2013, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng tôi nghĩ rằng trong khó khăn có cơ hội và tìm kiếm cơ hội trong khó khăn”, ông Phúc chia sẻ thêm.

Ông Nguyễn Việt Đức, Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Giấy Việt Nam, một DN cũng giành Giải vàng CLQG cho rằng, hành trình tiến tới Giải vàng CLQG bắt đầu từ chính nhu cầu thực tế của đơn vị đang muốn làm thế nào để tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường và phải trải qua một quá trình phấn đấu dài hơi cũng như sự xem xét, đánh giá gắt gao của Hội đồng quốc gia Giải thưởng CLQG.

Theo ông Đức, đặc trưng của ngành giấy liên quan mật thiết đến môi trường, trong đó đặc biệt là khí thải và nước thải. Chỉ tính riêng lượng nước thải để có 1 tấn giấy thường là khoảng 80 m3. Tức là một ngày Tổng công ty Giấy phải tiêu thoát 20-30 ngàn m3 nước. Để giải quyết vấn đề này, trong những năm 2003-2004, chúng tôi đã nỗ lực rất lớn đầu tư công nghệ xử lý môi trường. Tính chung đầu tư cho cả khoảng thời gian ấy là hơn 1.000 tỷ đồng, trong đó dành 1/3 ngân sách cho vấn đề xử lý nước thải để đạt được tiêu chuẩn nước thải ra môi trường.

Đồng thời với việc xử lý nước, rác thải, chúng tôi cũng đầu tư cải tiến công nghệ liên tục, trong đó có đầu tư thiết bị tiết kiệm năng lượng, đầu tư nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm. Năm 2010, Tổng công ty Giấy đã được Tổ chức Smartwood trao tặng chứng chỉ Quản lý rừng bền vững quốc tế (FSC), tức là nếu muốn đạt được chứng chỉ này thì việc trồng rừng, chăm sóc rừng, khai thác rừng phải đặt vào những tiêu chuẩn quốc tế, nhất là phải bảo vệ được hệ sinh thái xung quanh. “Nhờ những đầu tư và cố gắng ấy, chất lượng giấy Bãi Bằng luôn có sức cạnh tranh cao trên thị trường. Riêng sản phẩm giấy viết Bãi Bằng của tổng công ty chiếm khoảng 40% thị phần giấy in Việt Nam và đã xuất khẩu vào thị trường các nước châu Á…” - ông Đức nhấn mạnh./.

Năm 2012 là năm thứ 4 Bộ Khoa học và Công nghệ được Chính phủ giao triển khai Giải thưởng CLQG. Với việc áp dụng mô hình và 7 tiêu chí của Giải thưởng Malcolm Baldrige (MBA) của Hoa Kỳ gồm vai trò của lãnh đạo; hoạch định chiến lược; định hướng khách hàng và thị trường; đo lường, phân tích và quản lý tri thức; quản lý, phát triển nguồn nhân lực; quản lý quá trình hoạt động; kết quả hoạt động, Giải thưởng CLQG được coi là công cụ hữu hiệu để quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa Việt Nam. Sau khi xem xét, đánh giá trên hồ sơ và tại DN, kết quả đã có 67 DN của 33 tỉnh thành được trao Giải CLQG năm 2012 bao gồm 17 DN đoạt giải vàng và 50 DN đoạt giải bạc. Cũng trong năm 2012, đã có 3 DN Việt Nam được Tổ chức Chất lượng châu Á - Thái Bình Dương trao tặng Giải thưởng Chất lượng quốc tế (GPEA).


 


Nguồn tin: VEN

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner