Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ tư, 27/11/2024 , 04:24 am
Cập nhật : 13/02/2012 , 13:02(GMT +7)
Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XVII – XIX: Kho tư liệu quý giá về Thủ đô Hà Nội
Thăng Long – Hà Nội luôn là đề tài thu hút các nhà nghiên cứu (ảnh: H.A)
Từ một luận án Tiến sĩ Sử học bảo vệ thành công năm 1984, PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ, Nguyên giảng viên Khoa Lịch sử trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (KHXHVN) đã phát triển thành công trình nghiên cứu “Công trình nghiên cứu Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XVII – XVIII – XIX”.

Công trình đã  được nhiều nhà khoa học có uy tín trong nước và nước ngoài đánh giá là kho tư liệu quý giá về Thăng Long - Hà Nội, mang tính ứng dụng thực tiễn cao.

Hướng tiếp cận mới về đô thị Việt Nam truyền thống

Công trình chính thức bắt đầu được nghiên cứu bằng việc tiến hành viết bản luận án Phó Tiến sĩ Sử học của PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ với đề tài “Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XVII – XVIII – XIX tại Khoa Lịch sử, trường ĐH Tổng hợp HN do GS Phan Huy Lê hướng dẫn. Luận án được bảo vệ năm 1984 và được đề nghị xuất bản.

Năm 1993, luận án được chỉnh lý thành sách và được hội Khoa học Lịch sử Việt Nam xuất bản dưới nhan đề “Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XVII – XVIII – XIX” do Qũy Phát triển văn hóa Thụy Điển tài trợ.

Năm 2002, nhà nghiên cứu văn hóa người Mỹ Bacbara Cohen đã có nhã ý giúp tổ chức dịch cuốn sách này sang tiếng Anh và xuất bản tại Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia với nhan đề “Economic History of Hanoi in the 17th, 18th và 19th Centuries”. Bản dịch được gửi tới một số thư viện, học giả quốc tế và được giới thiệu trên mạng internet. Tiếp tục phát triển và mở rộng việc nghiên cứu, sản phẩm nghiên cứu được thể hiện thành những chuyên luận, bài tạp chí đăng trong cuốn sách, kỷ yếu và tạp chí chuyên ngành.

Năm 2006, tác giả cộng tác với Dự án “Tủ sách Thăng Long 1000 năm văn hiến” của Nhà xuất bản Hà Nội, soạn thảo hai cuốn sách mới: “Kinh tế - xã hội đô thị Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XVII, XVIII, XIX” dựa trên cuốn “Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XVII – XVIII – XIX, được bổ sung và viết lại thành công trình mới. Cuốn “Tư liệu văn hiến Thăng Long – Hà Nội: Tuyển tập tư liệu phương tây”, do tác giả chủ trì và biên tập, tập hợp các tư liệu dịch từ tiếng Pháp và tiếng Anh về Thăng Long – Hà Nội. Hai cuốn sách được xuất bản năm 2010.

Công trình “Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XVII – XVIII – XIX” được dịch sang tiếng Anh và viết lại mới, là một cuốn sách chuyên khảo về các vấn đề lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội của đô thị Thăng Long – Hà Nội cuối thời trung đại lịch sử Việt Nam.

Công trình của tác giả tập trung nghiên cứu về Thăng Long – Hà Nội- một đô thị trung đại tiêu biểu của Việt Nam trong các thể kỷ XVII – XVIII – XIX. Đây là giai đoạn có tính chất bản lề, đánh dấu bước chuyển quan trọng của Thăng Long – Hà Nội, một đô thị truyền thống, đặc trưng trước những tác động to lớn của đời sống chính trị - xã hội đất nước, của bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế, của chủ nghĩa thực dân từ các nước tư bản phương tây.

Nội dung của công trình tiếp cận khá nhiều khía cạnh khác nhau của lịch sử Thăng Long – Hà Nội trong giai đoạn cuối thời kỳ trung đại, song tập trung chủ yếu ở kết cấu kinh tế - xã hội, từ quy hoạch và diện mạo đô thị, đến kinh tế hàng hóa, quan hệ thành thị - nông thôn, cơ cấu đẳng cấp xã hội, văn hóa thị dân, đăch trưng và phẩm chất con người Hà Nội..

Cuốn sách “Thăng Long – Hà Nội thế kỷ XVII – XVIII – XIX” của PGS.TS Nguyễn Thừa Hỷ (ảnh: H.A)

PGS. TS Nguyễn Văn Kim – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn khẳng định, giá trị nổi bật của công trình là đã đưa ra một hướng tiếp cận mới về đô thị Việt Nam truyền thống dựa trên kết cấu kinh tế - xã hội, cung cấp những nguồn tư liệu gốc đương thời.

Mang giá trị khoa học và thực tiễn cao

Công trình nghiên cứu đã giới thiệu và cung cấp một khối lượng phong phú tư liệu về Hà Nội, nhất là những tư liệu mới, chưa từng được xuất bản và công bố, đặc biệt đối với nguồn tư liệu phương tây. Các tư liệu này đã được xử lý một cách nghiêm túc, khoa học trong việc tuyển chọn, trích dẫn, dịch thuật và những thông tin cụ thể về tài liệu gốc.

Bên cạnh đó, công trình còn gợi mở những kiến giải mới trong một số những vấn đề về lịch sử đô thị và lịch sử xã hội Việt Nam truyền thống như mối quan hệ tương xâm giữa nông thôn và thành thị, thế lưỡng nguyên đối trọng Nhà nước - dân quan. Cấu trúc phân tầng đẳng cấp của xã hội Việt Nam truyền thống, vai trò của nền dân chủ đô thị trong sự phát triển xã hội. Những vấn đề trong lý luận sử học như sự tiếp cận khách quan, tính phức hợp và toàn diện của lịch sử.

PGS. TS Nguyễn Văn Kim – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn cũng cho rằng các tư liệu của công trình được xử lý một cách khoa học giúp các nhà nghiên cứu tiếp tục đi sâu và mở rộng vấn đề. Công trình khuyến khích phương pháp nghiên cứu cấu trúc hệ thống, liên ngành, chú trọng đến tính khách quan, phức hợp và toàn diện lịch sử. Công trình cũng gợi mở khuyến nghị một số luận điểm mới về xây dựng và phát triển đô thị, kinh tế hàng hóa, nền dân chủ đô thị, hội nhập quốc tế, đặt lại một số vấn đề trước đây có thể chưa sáng tỏ hoặc bị ngộ nhận.

Đây là công trình nghiên cứu rất xuất sắc về lịch sử văn hóa và con người Thủ đô Hà Nội, có giá trị khoa học và thực tiễn cao, có ảnh hưởng lớn ở Việt Nam và nước ngoài. Ngoài ra, công trình còn có giá trị ứng dụng cao trong nghiên cứu, đào tạo tại các trường đại học, các viện nghiên cứu và các cơ quan quản lý văn hóa, PGS. TS. Phạm Văn Đức – Viện Triết học, Viện KHXHVN khẳng định.

Cùng quan điểm này, PGS. TS Vũ Văn Quân, Giảng viên Khoa Lịch sử, trường Đại học KHXHVN cũng nhận định, công trình nghiên cứu của  PGS. TS. Nguyễn Thừa Hỷ đã khai thác nhiều nguồn sử liệu quan trọng của phương tây. Công trình có nhiều phân tích sâu sắc về văn hóa, kinh tế, xã hội chính trị Thăng Long – Hà Nội. Với những ứng dụng mang tính thực tiễn cao, mang hơi thở thời đại công trình đã được tham khảo và trích dẫn rộng rãi cả trong và ngoài nước, đây cũng là tài liệu trong quan trọng cho giảng dạy về lịch sử đô thị Việt Nam, về Hà Nội học.

Công trình nghiên cứu của PGS. TS. Nguyễn Thừa Hỷ đã góp phần đẩy mạnh việc nghiên cứu Thăng Long – Hà Nội vượt khỏi quỹ đạo truyền thống.  Nghiên cứu sâu về Thăng Long – Hà Nội qua các bài học lịch sử, những thế mạnh và điểm yếu của đô thị có thể giúp ích cho công cuộc đổi mới sự điều hành xã hội, xây dựng, phát triển thủ đô cũng như đất nước.

Hoàng Anh


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner