Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
KH&CN địa phương Thứ bảy, 23/11/2024 , 03:49 pm
Cập nhật : 07/06/2010 , 13:06(GMT +7)
Thái Nguyên: Thành công bước đầu từ mô hình nuôi cá hồi
Toàn tỉnh Thái nguyên hiện có gần 7 nghìn ha mặt nước có thể sử dụng vào nuôi và khai thác thuỷ sản. Năm 2009, tổng sản lượng thuỷ sản của tỉnh đạt trên 4.200 tấn, trong đó chủ yếu là các loài cá thông thường như Mè, Trôi, Trắm, Chép.

 

Những năm gần đây, mặc dù tỉnh đã triển khai một số dự án nuôi mới như: Cá Rô phi đơn tính, cá Chép lai, cá Lóc bông, tôm Càng xanh… bước đầu cho kết quả tốt nhưng các loài cá có giá trị kinh tế cao đưa vào nuôi vẫn còn ít.
 
Qua khảo sát của các kỹ sư Trung tâm Thuỷ sản Thái Nguyên và Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I, hiện nay, trên địa bàn tỉnh có một số vùng có thể nuôi cá nước lạnh như: La Bằng, Hoàng Nông, Mỹ Yên, Quân Chu (Đại Từ) và Phú Thượng (Võ Nhai). Tại xã La Bằng có 2 vị trí có thể nuôi là khe Đèo Khế và suối La Bằng, nhiệt độ mùa hè và mùa đông thường ở mức 25 đến 260C. Hai địa điểm này có nguồn nước chảy từ chân núi Tam Đảo rất sạch, lưu lượng về mùa hè tương đối lớn, địa điểm đặt bể nuôi tốt. Địa điểm tại suối Mỏ Gà, xã Phú Thượng, nhiệt độ mùa hè và mùa đông luôn ổn định từ 22 đến 230C. So với các vị trí khác đã khảo sát, địa điểm này có nguồn nước và vị trí đặt bể tốt, giao thông thuận tiện, nhiệt độ thấp, thuận lợi cho việc nuôi thử nghiệm cá nước lạnh. Những điều kiện trên cho thấy Thái Nguyên có lợi thế mà nhiều địa phương khác không thể có được.
 
Sau khi nghiên cứu kỹ những luận cứ khoa học, Sở KH&CN Thái Nguyên đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt Đề tài Nghiên cứu khả năng thích nghi của cá Hồi và cá Tầm trong điều kiện nuôi của tỉnh do Trung tâm Thuỷ sản thực hiện. Địa điểm nuôi cá Tầm được xây dựng tại xã La Bằng; cá Hồi tại xã Phú Thượng. Cá Hồi được nuôi từ tháng 10.2009. Đối với cá Tầm, hiện đã xây dựng xong hệ thống bể nuôi, Trung tâm đang chờ nguồn giống từ nước ngoài nhập về. Quy trình nuôi 2 loài cá trên do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I cung cấp. Trong đợt kiểm tra của Sở KH&CN vừa qua đối với mô hình nuôi cá Hồi, kết quả cho thấy triển vọng khá tốt, cá đạt trọng lượng 7-9 lạng, tỷ lệ sống đạt trên 80%.
 
Theo đánh giá của ông Nguyễn Văn Giới, Giám đốc Trung tâm Thuỷ sản Thái Nguyên: "Mục tiêu của Đề tài là xác định khả năng thích nghi, tốc độ sinh trưởng của cá Hồi với điều kiện nuôi trong bể. Từ đó xây dựng quy trình nuôi cá Hồi thương phẩm để thực hiện trên địa bàn tỉnh. Để đạt được mục tiêu của Đề tài, Trung tâm đã triển khai theo đúng quy trình nuôi do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I cung cấp. Hàng tuần đo nhiệt độ, hàm lượng ôxy, PH của môi trường nước, theo dõi tỷ lệ nhiễm bệnh, khả năng chống chịu bệnh, tỷ lệ sống của cá trong quá trình nuôi. Tốc độ cá lớn trung bình, cá khoẻ mạnh, không có bệnh".
 
Mặc dù khả năng nhân rộng mô hình nuôi cá Hồi hẹp, do nguồn nước lạnh đảm bảo có thể nuôi cá trên địa bàn tỉnh không nhiều, nhưng thành công bước đầu của việc nuôi cá Hồi nước lạnh sẽ góp phần đa dạng hoá đối tượng thủy sản của tỉnh. Sản phẩm thuỷ sản có giá trị kinh tế cao trong tiêu thụ nội địa và tham gia xuất khẩu, tránh lãng phí nguồn nước lạnh, tạo mặt hàng thuỷ sản mới. Kết quả nghiên cứu thành công là cơ sở để các doanh nghiệp nuôi trồng thuỷ sản trong và ngoài tỉnh có sở cứ để áp dụng.
 
(Báo Tháii Nguyên)
 

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner