Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ hai, 25/11/2024 , 03:16 am
Cập nhật : 24/11/2016 , 10:11(GMT +7)
Techdemo: Bắt đầu từ những nhu cầu đổi mới công nghệ thực sự
TS. Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ
Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức hoạt động trình diễn, kết nối cung - cầu công nghệ 2016 (Techdemo) nhằm nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm, hàng hóa và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam dựa trên ứng dụng, chuyển giao, đổi mới công nghệ theo định hướng được nêu trong Nghị quyết số 19-2016/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia hai năm 2016 - 2017, định hướng đến năm 2020, Nghị quyết số 33/NQ-CP và Nghị quyết số 35/NQ-CP về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trong thời gian gần đây. TS. Tạ Việt Dũng, Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ KH&CN đã có những chia sẻ xoay quanh vấn đề này.

PV: Để đẩy mạnh phát triển thị trường KH&CN, Bộ KH&CN đã nỗ lực và hoàn thiện cơ bản môi trường pháp lý cho thị trường KH&CN và đẩy mạnh việc xây dựng các định chế trung gian ra sao, thưa ông?

TS. Tạ Việt Dũng: Để đẩy mạnh phát triển thị trường KH&CN, trong thời gian vừa qua Bộ KH&CN được giao sửa đổi một số điều của Luật chuyển giao công nghệ và sẽ được Chính phủ trình ra Quốc hội thông qua trong thời gian sắp tới. Trong đó, tập trung sửa đổi một số điều nhằm thúc đẩy hơn nữa thị trường KH&CN, theo hướng hỗ trợ và khuyến khích để thành lập mới và phát triển các tổ chức trung gian. Đồng thời hỗ trợ đào tạo nâng cao năng lực, trình độ cho các tổ chức. Ngoài ra, các tổ chức sẽ được hỗ trợ để tiếp cận thông tin về nguồn cung - cầu công nghệ và các kết quả nghiên cứu có khả năng thương mại hóa cao...

PV: Xin ông cho biết về thực trạng nguồn cung – nguồn cầu công nghệ của Việt Nam hiện nay?

TS. Tạ Việt Dũng: Thông qua hoạt động kết nối cung cầu công nghệ trong những năm vừa qua đã xác nhận hơn 300 nhu cầu công nghệ trong cả nước, thuộc các nhóm ngành như công nghệ chế biến, bảo quản nông sản sau thu hoạch, công nghệ sinh học, công nghệ cơ khí chế tạo, công nghệ xử lí môi trường... và cũng đã tìm kiếm trên 1000 nguồn cung công nghệ trong nước phù hợp với nhu cầu doanh nghiệp. Hiện nay nhu cầu về chuyển giao công nghệ và cung cấp máy móc thiết bị chiếm đến 64% tổng số nhu cầu công nghệ trong các doanh nghiệp và tập trung chủ yếu ở các khu vực Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ.


Tuy nhiên, qua quá trình theo dõi và điều tra nhiều năm, có thể thấy rằng, nhu cầu công nghệ của doanh nghiệp đang tăng lên nhanh chóng, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp và chế biến thực phẩm. Nguồn cung công nghệ nước ngoài vẫn thu hút được sự quan tâm đáng kể của doanh nghiệp trong nước như Nhật Bản, Hàn Quốc, Châu Âu... một phần do yêu cầu nghiêm ngặt của các đối tác nước ngoài khi đàm phán nhập khẩu các hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam. Bên cạnh đó, nguồn cung công nghệ trong nước đang tiếp cận với nhu cầu thực tế của thị trường. Các viện, trường đã quan tâm phát triển các công nghệ hoàn chỉnh để tích hợp trong các dây chuyển sản xuất hơn là các nghiên cứu chỉ dừng ở quy mô phòng thí nghiệm như trước đây. Mức độ quan tâm của nguồn cung công nghệ trong nước của doanh nghiệp cũng tăng dần.


Trên cơ sở các kết quả tìm kiến nguồn cung công nghệ, các chuyên gia đã nghiên cứu lựa chọn và xây dựng cẩm nang công nghệ, trong đó giới thiệu hơn 500 các quy trình, thiết bị công nghệ của các tổ chức, cá nhân. Cẩm nang công nghệ là những thông tin hữu ích đặc biệt ý nghĩa với các doanh nghiệp, tổ chức, các nhân có nhu cầu đổi mới, chuyển giao công nghệ.

PV: Có thể khẳng định rằng, thời gian qua Techdemo được tổ chức khá thành công. Xin ông chia sẻ với độc giả về hiệu quả của Techdemo trong những năm vừa qua?

TS. Tạ Việt Dũng: Hoạt động Techdemo thường niên (bắt đầu từ năm 2011) nhằm kết nối, thúc đẩy ứng dụng, chuyển giao và đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp và tổ chức tại địa phương. Hoạt động đã lựa chọn được hơn 800 công nghệ, thiết bị, kết quả của hơn 400 tổ chức cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước, đưa vào trưng bày và giới thiệu, công bố, trình diễn tại các kỳ tổ chức sự kiện.


Các công nghệ tham gia trình diễn giới thiệu là các công nghệ đã được đánh giá, lựa chọn và sẵn sàng chuyển giao (thông qua hoạt động điều tra, khảo sát đánh giá trực tiếp cos ự tham gia của các chuyên gia công nghệ trong các lĩnh vực khác nhau) để đáp ứng nhu cầu về công nghệ phục vụ phát triển sản phẩm chủ lực, sản phẩm có thế mạnh của các địa phương, phù hợp với nhu cầu công nghệ của các doanh nghiệp tại các tỉnh, thành phố. 

Hỗ trợ 250 lượt tư vấn kỹ thuật, cải tiến công nghệ trực tiếp cho các doanh nghiệp có nhu cầu (các doanh nghiệp có nhu cầu cải tiến công nghệ, thay đổi quy trình sản xuất, thay đổi sản phẩm hoặc đổi mới một phần các công nghệ sẵn có...) với sự tham gia của trên 130 chuyên gia công nghệ trong và ngoài nước tư vấn cho hơn 100 doanh nghiệp có nhu cầu tư vấn về công nghệ.


Techdemo đã tổ chức 28 hội thảo, tọa đàm chuyên đề chuyên sâu trong nước và quốc tế nhằm giới thiệu các công nghệ mới, xúc tiến kết nối chuyển giao công nghệ cho gần 2000 doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn các tỉnh, thành phố. 


Đặc biệt, năm 2016 để đáp ứng yêu cầu xây dựng Chính phủ điện tử, phục vụ công tác quản lý Nhà nước và hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, trong việc tiếp cận công nghệ, ứng dụng và đổi mới công nghệ, Cục đã khai trương hệ thống cơ sở dữ liệu cung-cầu công nghệ trực tuyến. Hệ thống phần mềm xử lý cơ sở dữ liệu công nghệ, gồm: Dữ liệu về nhu cầu đổi mới công nghệ, nhu cầu tư vấn cải tiến kỹ thuật, nhu cầu liên doanh liên kết dựa trên công nghệ...; dữ liệu các công nghệ sẵn sàng chuyển giao trong và ngoài nước; dữ liệu về chuyên gia tư vấn công nghệ; dữ liệu doanh nghiệp sản xuất trong các lĩnh vực. 


 

Hợp tác quốc tế để chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam là hết sức quan trọng

Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất mà Techdemo các năm hướng tới là bắt đầu từ những nhu cầu đổi mới công nghệ thực sự trong các doanh nghiệp, trên cơ sở đó tìm kiếm các nguồn cung công nghệ, cũng như tư vấn kỹ thuật phù hợp. Chính vì vậy, nhiều doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trường đại học tham gia hoạt động trình diễn, kết nối cung cầu công nghệ dễ dàng tìm ra những tiếng nói chung để tiến hành chuyển giao công nghệ. Chúng tôi cũng đã ghi nhận được những tín hiệu tích cực từ các đơn vị cung công nghệ trong nước về hiệu quả gia tăng về số lượng và chất lượng của hoạt động chuyển giao công nghệ của các đơn vị thông qua cầu nối này.

PV: Trải qua thực tế 6 lần tổ chức trình diễn và kết nối cung – cầu công nghệ, vậy theo ông cần có cơ chế, chính sách gì để thúc đẩy phát triển thị trường KH&CN?

TS. Tạ Việt Dũng: Trải qua thực tế 6 lần tổ chức sự kiện Techdemo, chúng tôi nhận thấy rằng, trong những năm vừa qua Bộ KH&CN đã có rất nhiều cố gắng và nỗ lực để thúc đẩy thị trường KH&CN phát triển, trong đó có việc soạn thảo và trình Chính phủ, Quốc hội hoàn thiện những cơ chế chính sách. 


Tuy nhiên, để thị trường KH&CN phát triển hơn nữa, cần có những cơ chế, chính sách để thúc đẩy hoạt động nhập khẩu công nghệ, giúp tăng nguồn cung công nghệ trong nước. Cần có cơ chế chính sách để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu và giải mã công nghệ đối với những công nghệ không thể tìm kiếm và mua được. Song song, cần có cơ chế để hỗ trợ mạnh hơn nữa những doanh nghiệp đổi mới công nghệ được tiếp cận với những nguồn vốn vay ưu đãi. 


Ngoài ra cần những cơ chế, chính sách thúc đẩy mạnh hơn nữa những tổ chức môi giới và chuyển giao công nghệ, giúp các doanh nghiệp có nhu cầu được tiếp cận một cách thuận lợi nhất với những nguồn cung công nghệ. Hiện tại, Bộ KH&CN đang trình Quốc hội Luật Chuyển giao công nghệ sửa đổi theo hướng giúp các doanh nghiệp đổi mới công nghệ được thuận lợi hơn.

PV: Xin ông cho biết một số định hướng nhằm đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao đổi mới công nghệ trong thời gian tới?

TS. Tạ Việt Dũng: Nhận thức được vấn đề này, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương và chính sách lớn nhằm phát triển KH&CN như:

Nghị quyết Trung ương 2 (Khóa VIII) về KH&CN định hướng chiến lược phát triển KH&CN trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Chiến lược phát triển KH&CN Việt Nam đến năm 2020, Nghị quyết số 20-NQ/TW, Hội nghị TW 6 (Khóa XI) về phát triển KH&CN phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Đây là những chính sách chủ trương lớn về lĩnh vực KH&CN.


Văn kiện Đại hội XII của Đảng đã khẳng định: "Tiếp tục đổi mới, phát triển mạnh mẽ và đồng bộ thị trường KH&CN, thực hiện cơ chế thị trường và có chính sách hỗ trợ để khuyến khích các tổ chức, cá nhân, nhất là doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao công nghệ, ứng dụng tiến bộ KH&CN và sản xuất kinh doanh. Định hướng "Chiến lược thu hút công nghệ từ bên ngoài và chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI đang hoạt động trên đất nước ta". 


Trong thời gian tới, Chính phủ trình Quốc hội để sửa đổi Luật chuyển giao công nghệ. Đây cũng là một các hành lang pháp lý nhằm đẩy mạnh hơn nữa hoạt động ứng dụng, chuyển giao đổi mới công nghệ trong thời gian tới.

Bảo Chi (lược ghi)

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner