Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ ba, 26/11/2024 , 10:08 pm
Cập nhật : 09/10/2012 , 15:10(GMT +7)
Tập trung xây dựng một số tổ chức khoa học công nghệ công lập trọng điểm
Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu từ ngân sách nhà nước, huy động các nguồn lực khác cho khoa học công nghệ như doanh nghiệp nhà nước, tư nhân; tập trung xây dựng một số tổ chức khoa học công nghệ công lập trọng điểm thuộc Bộ NN và PTNT… là những kiến nghị của Bộ NN và PTNT về cơ chế, chính sách phát triển các sản phẩm chủ lực trong việc ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp trong thời gian tới.

Nông nghiệp có vị trí hết sức quan trọng trong sự phát triển KT-XH của các tỉnh phía Bắc và đối với cả nước như cung cấp lương thực, thực phẩm, nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Trong giai đoạn 2006- 2010, Bộ NN và PTNT đã triển khai thực hiện hàng trăm nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp bộ tại các vùng sinh thái khác nhau, với tổng kinh phí từ nguồn vốn sự nghiệp khoa học là 2.416 tỷ đồng. Đối với vùng đồng bằng sông Hồng, các nhiệm vụ nghiên cứu và triển khai khoa học công nghệ tập trung chủ yếu vào công tác nghiên cứu chọn tạo giống, nhân giống, phát triển một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực như lúa thuần, lúa lai, đậu đỗ, cây có củ, cây rau, cây ăn quả… Cụ thể, cả nước đã có 273 giống cây trồng được Bộ NN và PTNT công nhận chính thức, trong đó có 97 giống cây trồng được công nhận chính thức gồm 28 giống lúa, 10 giống ngô, 11 giống đậu đỗ… và 176 giống cây trồng các loại được công nhận cho sản xuất thử. Đến nay 12 giống lúa thuần thích hợp cho vùng đồng bằng sông Hồng đã cho năng suất và chất lượng gạo vượt trội. Ước tính diện tích giống lúa mới được gieo trồng trong sản xuất ở các tỉnh phía Bắc khoảng 750.000 - 800.000ha/năm, năng suất tăng từ 10-15% so với giống cũ… Đánh giá một số kết quả trong việc ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong thời gian qua, Thứ trưởng Bộ NN và PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu khẳng định, đã có sự định hướng đúng và đầu tư có trọng điểm cho công tác nghiên cứu khoa học qua đó có nhiều thành tựu phục vụ sản sản xuất các sản phẩm chủ lực của vùng đồng bằng sông Hồng, đặc biệt là các sản phẩm về giống cây trồng, giống vật nuôi góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng và giá trị nông nghiệp của vùng.

Trên cơ sở định hướng nghiên cứu đối với các sản phẩm chủ lực, hàng năm Bộ NN và PTNT tổ chức xác định và đặt hàng các sản phẩm chủ lực của vùng đồng bằng sông Hồng cho các tổ chức khoa học công nghệ và các doanh nghiệp triển khai thực hiện. Theo đó, định hướng của Bộ sẽ tập trung nghiên cứu cơ bản có định hướng, nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học cho công tác chọn tạo giống, nhân giống và thâm canh giống cây trồng đối với các sản phẩm chủ lực như lúa, ngô, đậu đỗ, cây rau, hoa, cây ăn quả. Trong lĩnh vực chăn nuôi, nghiên cứu và áp dụng các kỹ thuật sinh học, nhất là kỹ thuật về sinh sản; chọn lọc, lai tạo các giống vật nuôi chủ lực cho năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao hay nghiên cứu áp dụng công nghệ nuôi thâm canh, siêu thâm canh theo tiêu chuẩn VietGAP nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và bảo đảm an toàn vệ sinh sản phẩm thủy sản, đặc biệt là cá rô phi đơn tính, tôm sú…

Mặc dù đã đạt được những kết quả nhất định, kinh phí đầu tư và trình độ khoa học công nghệ đã được nâng lên một bước so với giai đoạn trước đây, nhưng vẫn phải khẳng định rằng việc ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu phục vụ sản xuất các sản phẩm chủ lực cho vùng. Ngoài ra, chưa có sự liên kết chặt chẽ giữa các tổ chức khoa học công nghệ và khuyến nông với các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; thị trường khoa học công nghệ chậm phát triển, hoạt động mua bán, chuyển giao công nghệ còn hạn chế…

Đã đến lúc cần phải có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện các đơn vị nghiên cứu thành lập doanh nghiệp, cũng như doanh nghiệp thành lập các đơn vị nghiên cứu; tạo điều kiện để doanh nghiệp tham gia nghiên cứu và phát triển công nghệ cho chính doanh nghiệp của mình; đổi mới cơ chế quản lý nhân lực khoa học công nghệ theo hướng tạo lập thị trường lao động hoạt động khoa học công nghệ. 

 Cho phép Bộ NN và PTNT triển khai xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ giai đoạn 2011- 2015 và đến năm 2020 liên quan đến các sản phẩm chủ lực của vùng đồng bằng sông Hồng theo Quyết định 846/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Cho phép Bộ NN và PTNT giao trực tiếp cho các tổ chức khoa học công nghệ, doanh nghiệp có đủ năng lực xây dựng và thực hiện một số đề án khoa học công nghệ đồng bộ từ việc nghiên cứu, thử nghiệm đến sản xuất, tiêu thụ… đối với một số sản phẩm nông nghiệp chủ lực của vùng đồng bằng sông Hồng như lúa chất lượng, rau quả an toàn, nấm, lợn siêu nạc, gia cầm.

 

 

(Kiến nghị của Bộ NN và PTNT liên quan đến xây dựng các nhiệm vụ, đề án khoa học công nghệ)



Nguồn tin: Đại biểu nhân dân

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner