Các nhà khoa học thuộc Viện Prometheus St Petersburg và Viện Kurchatovsky, Nga đã tạo ra một loại vật liệu mới để xây dựng lò phản ứng hạt nhân, có khả năng kéo dài tuổi thọ của các lò phản ứng. Đây được coi là một bước đột phá trong lĩnh vực này.
Vật liệu mới này đã được phát triển chung bởi Loại hợp kim mới này sẽ được sử dụng trong xây dựng các nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN) mới ở Nga sau nhà máy Baltic, đã được khởi công xây dựng vào tháng 2 năm ngoái tại Kaliningrad.
Ông Igor Gorynin, Viện Hàn lâm Khoa học Nga đồng thời là Chủ tịch của công ty Prometheus cho biết: “Kéo dài thời gian hoạt động của các NMĐHN là một xu hướng phổ biến hiện nay. Điều này rất quan trọng đối với lò phản ứng, trái tim của một nhà máy điện nguyên tử. Các bộ phận phụ trợ như tua-bin và máy phát nhiệt khá dễ dàng thay thế. Các lò phản ứng mới được phát triển bởi trung tâm của chúng tôi và một số tổ chức khác có thể được kéo dài tuổi thọ lên đến 60 năm đối với lò phản ứng công suất 1.200 MW”
Hợp kim mới được phát triển từ các thí nghiệm tại nhà máy Izhorsky. Gorynin cho biết: “Việc sử dụng vật liệu mới trong xây dựng các lò phản ứng có thể nâng cao công suất của các lò phản ứng mới lên 30 - 40% và kéo dài thời gian hoạt động lên từ 60 đến 70 năm và thậm chí lên đến một trăm năm. Kéo dài tuổi thọ của lò phản ứng là một nhiệm vụ chiến lược, giải quyết được điều đó sẽ quyết định được việc giảm chi phí tháo dỡ lò phản ứng cũ, một vấn đề quan trọng khi chi phí xử lý các lò phản ứng cũ tương đương với chi phí xây dựng chúng”.
Nguyễn Uyên (Theo The Voice of Russia)