Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
KH&CN địa phương Thứ bảy, 23/11/2024 , 12:55 am
Cập nhật : 25/03/2014 , 08:03(GMT +7)
Tăng hiệu quả đánh bắt thủy sản nhờ ứng dụng công nghệ
Nhờ ứng dụng công nghệ mà hiệu quả đánh bắt thủy sản của ngư dân tăng cao (ảnh: Internet)
Nhằm bảo vệ môi trường, giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch gây hiệu ứng nhà kính và hướng ngư dân đến việc sử dụng năng lượng sạch và bền vững,… Vừa qua, dự án sử dụng năng lượng quang điện và công nghệ LED cho ngư dân Đà Nẵng do ông Trần Thanh Sơn, Công ty CP năng lượng Hoàng Đạo triển khai đã đạt kết quả khả quan.

Hướng đi tiềm năng

Theo con số thống kế của Tập đoàn Kim Đỉnh (Kidi Group), một doanh nghiệp đang đưa công nghệ đèn LED vào dẫn dụ cá ở nhiều doanh nghiệp đánh cá lớn ở các tỉnh, với tàu sử dụng 40 bóng đèn cao áp, giàn đèn có trọng lượng 400 kg, tiêu thụ 200 lít dầu diesel/ngày tương đương 170 đô la Mỹ/ngày. Khi thay thế bằng 100 bóng đèn LED, trọng lượng giàn đèn chỉ còn 125 kg và lượng dầu tiêu thụ tụt xuống mức 30 lít/ngày, tương đương 25 đô la Mỹ/ngày.

Trong khi đó, Đà Nẵng có 1.370 chiếc, trong đó có 200 tàu đánh bắt xa bờ, tổng công suất gần 112.000 CV; sản lượng đánh bắt đạt 35.000 tấn. Riêng năm 2012, Đà Nẵng có 9 tàu công suất từ 500-1.000CV vừa đóng mới. Qua khảo sát nhu cầu sử dụng năng lượng, tàu từ 90-120CV sử dụng 2.500 lít dầu/chuyến ra khơi 20 ngày; tàu công suất trên 600CV sử dụng 6.000 lít dầu/chuyến ra khơi 20 ngày…

Tuy nhiên, phần lớn nhiên liệu dầu dùng cho việc chạy động cơ diesel và chiếu sáng các bóng đèn cao áp để dẫn dụ cá. Trong khi các tàu cá đều sử dụng đèn huỳnh quang và đèn cao áp để dẫn dụ cá nên hiệu suất và tuổi thọ thấp; chi phí nhiên liệu cho đèn dẫn dụ cá chiếm 50% tổng chi phí đánh bắt cá; không đảm bảo an toàn điện; chi phí đầu tư máy phát điện công suất lớn, phát thải ô nhiễm cao,...Ông Trần Thanh Sơn, GĐ Công ty CP năng lượng Hoàng Đạo nhận định.

Theo một số ý kiến của ngư dân, hệ thống đèn chiếu sáng dẫn dụ cá của tàu đánh bắt xa bờ tiêu thụ lượng điện quá lớn, chi phí lắp đặt còn cao, nên ngư dân mong muốn được hỗ trợ trong việc lắp đặt thử nghiệm hệ thống đèn LED dẫn dụ cá thay cho hệ thống đèn cũ, nhằm giảm tiêu thụ điện năng, giảm chi phí, tăng hiệu quả đánh bắt.

Nghiên cứu, khảo sát của nhóm tham gia dự án còn chỉ ra rằng, sử dụng sử dụng năng lượng quang điện và công nghệ LED trong đánh bắt hải sản còn giúp người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Dự án thành công sẽ góp phần giảm thiểu sử dụng năng lượng hóa thạch gây hiệu ứng nhà kính và hướng ngư dân đến việc sử dụng năng lượng sạch và bền vững.

Xuất phát từ thực tế này, trong thời gian qua, được sự hỗ trợ từ Chương trình Đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP), Công ty CP năng lượng Hoàng Đạo có trụ sở đóng tại thành phố Đà Nẵng đã tiến hành triển khai dự án “Sử dụng điện năng từ năng lượng mặt trời và ứng dụng công nghệ đèn LED để hộ trợ phát triển ngư nghiệp tại TP. Đà Nẵng”. Bước đầu dự án đã thu nhiều được nhiều kết quả khả quan và có triển vọng nhân rộng rất cao, ông Trần Thanh Sơn, chia sẻ.

Nghiên cứu hạ giá thành - nâng cao khả năng nhân rộng

Ông Lâm Giang – Kỹ sư trưởng dự án cho biết, tại Đà Nẵng, dự án đã lắp đặt  hệ thống pin năng lượng mặt trời cho tàu đánh cá đã được triển khai lắp đặt thử nghiệm cho 2 tàu là tàu chụp mực ĐNa 90026 có công suất 380CV của ông Lê Văn Xin và tàu ĐNa 90169 của ông Lê Văn Minh (cùng trú quận Sơn Trà, Đà Nẵng).

Kết quả thử nghiệm cho thấy, hệ thống điện từ pin năng lượng mặt trời đã đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt trên tàu như sử dụng máy tầm ngư, bộ đàm, ICOM, bơm nước… mà không phải vận hành động cơ của tàu. Qua đó, tiết kiệm một phần chi phí nhiên liệu và đảm bảo việc liên lạc với đất liền khi có sự cố trên biển một cách thường xuyên qua hệ thống thông tin liên lạc, hệ thống định vị vệ tinh 24/24 giờ, góp phần giảm thiểu rủi ro…

Tuy được thực hiện trong một thời gian không dài nhưng dự án cũng đã nâng cao được nhận thực của ngư dân trong việc sử dụng năng lượng mặt trời phục vụ cho công việc của mình. Đặc biệt là giúp ngư dân đảm bảo thông tin lien lạc trên biển mà không phụ thuộc vào máy phát điện thường hay hư hỏng trong những ngày mưa bão. Vấn đề này là rất quan trọng, nó giúp ngư dân đảm bảo được thông tin liên lạc thông suốt với đất liền, với tàu bạn và các cơ quan chức năng trong mọi tình huống.

Thông qua dự án, ngư dân cũng như các cấp Ban ngành chức năng của thành phố đã có cái nhìn cụ thể hơn về khả năng ứng dụng năng lượng mặt trời trong ngư nghiệp. Dự án đã cung cấp được hai hệ thống điện mặt trời cho hai tàu thí điểm. Hai tàu này hiện vẫn đang hoạt động tốt và là mô hình thực tế để các tàu đánh bắt hải sản khác tham khảo, tìm hiểu để áp dụng điện mặt trời vào thực tế.

Tuy nhiên, nhóm thực hiện dự án cho rằng, mô hình “ Sử dụng năng lượng quang điện và công nghệ LED nhằm  đảm bảo an toàn cho ngư dân và thúc đẩy sự phát triển ngư nghiệp tại thành phố Đà Nẵng” nhằm thúc đẩy an toàn trong việc đánh bắt xa bờ của ngư dân. Tuy nhiên, giá thành để lắp đặt hệ thống này còn khá cao khiến nhiều ngư dân không tự trang bị được.

Do đó, trong thời gian tới nhóm dự án sẽ nghiên cứu, tìm hiểu thêm để việc tìm nguyên vật liệu có giá thành vừa phải, sản xuất ra sản phẩm để ngư dân có thể tự trang bị cho mình, nâng cao khả năng nhân rộng của mô hình ra không chỉ ở Đà Nẵng mà còn nhiều vùng miền khác trong cả nước.

Bài, ảnh: Thái Bình


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner