Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Chính sách KH&CN Thứ sáu, 22/11/2024 , 10:25 pm
Cập nhật : 14/04/2015 , 22:04(GMT +7)
Siết chặt việc nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng
Khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ mới
Khi sử dụng Ngân sách Nhà nước để nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, doanh nghiệp phải đáp ứng đồng thời cả 02 tiêu chí thời gian sử dụng £ 10 năm và chất lượng còn lại ³ 80%. Nếu sử dụng nguồn vốn khác, phải áp dụng 1 trong 2 tiêu chí hoặc thời gian sử dụng £ 10 năm hoặc chất lượng còn lại ³ 80%.

Đây là một trong những nội dung quan trọng được quy định tại dự thảo 3 Thông tư sửa đổi Thông tư số 20/2014/TT-BKHCN ngày 15/7/2014 quy định việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Thông tư này sẽ được Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) ban hành trong Quý II/2015. 

Ngăn chặn nhập khẩu thiết bị cũ 

Để ngăn chặn việc nhập khẩu thiết bị cũ lạc hậu, kém chất lượng, tiêu tốn nhiều năng lượng và không đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, trong Nghị định số  187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công, quá cảnh hàng hóa với nước ngoài, tại Điều 9 khoản 10 quy định: Giao Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành quy định cụ thể về việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, kiểm soát việc nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp, tại Mục 5 điểm b cũng quy định: Trong trường hợp cần thiết phải nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, phải đáp ứng các yêu cầu theo hướng dẫn của Bộ KH&CN. 

Trên cơ sở đó, Bộ KH&CN đã phối hợp với các Bộ, ngành để xây dựng và ban hành Thông tư 20. Do có các ý kiến phản ánh, kiến nghị của hiệp hội, doanh nghiệp về vướng mắc, khó khăn trong thực hiện Thông tư 20, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Bộ KH&CN chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan nghiên cứu kỹ những phản ánh, kiến nghị về vấn đề này để xây dựng Thông tư bảo đảm phù hợp thực tế và khả thi hơn.

Bộ KH&CN đã tổ chức xây dựng dự thảo Thông tư sửa đổi Thông tư 20. Hiện dự thảo lần 3 Thông tư đã được gửi lấy ý kiến các Bộ, ngành, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp; đăng tải trên Cổng thông tin điện tử Bộ KH&CN. Đồng thời phối hợp tổ chức 02 cuộc tọa đàm với doanh nghiệp để góp ý dự thảo 3 tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh; giới thiệu về dự thảo 3 Thông tư, giải đáp thắc mắc tại 02 cuộc tọa đàm với doanh nghiệp Nhật Bản tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh. 

Theo bà Trần Tuyết Nhung - Phó Vụ trưởng Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ, Bộ KH&CN, dự thảo 3 Thông tư sửa đổi Thông tư 20 có nhiều nội dung thay đổi so với Thông tư 20. Cụ thể, về điều kiện nhập khẩu, phân biệt nguồn vốn sử dụng để nhập khẩu máy móc, thiết bị: khi sử dụng Ngân sách Nhà nước, phải đồng thời đáp ứng cả 02 tiêu chí thời gian sử dụng £ 10 năm và chất lượng còn lại ³ 80%. Nếu sử dụng nguồn vốn khác, áp dụng 1 trong 2 tiêu chí hoặc thời gian sử dụng £ 10 năm hoặc chất lượng còn lại ³ 80%.

Đối với nhập khẩu dây chuyền công nghệ, không phân biệt nguồn vốn sử dụng chỉ áp dụng một tiêu chí theo mức chất lượng còn lại là ³ 80% và phải được giám định tại nơi xuất khẩu, trước khi tháo dỡ để đóng gói nhập khẩu. Máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng mà nhập khẩu bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước phải có chứng thư giám định khi thông quan, sử dụng nguồn vốn khác cần lựa chọn hoặc tự cam kết, hoặc có chứng thư giám định.

Cùng với đó, không quy định các mức điều kiện nhập khẩu phân biệt theo mục đích nhập khẩu; không quy định các điều kiện nhập khẩu theo nguồn gốc, xuất xứ của máy móc, thiết bị vì nhiều ý kiến cho rằng quy định theo nguồn gốc, xuất xứ là vi phạm cam kết trong WTO về phân biệt đối xử. Không quy định Chương 86 và 87 vào phạm vi điều chỉnh của Thông tư và đưa Danh mục sản phẩm, hàng hóa nhóm 2 do Bộ Giao thông vận tải ban hành theo Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa vào trường hợp không áp dụng Thông tư. Các nội dung này theo đề nghị bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải. Thông tư sửa đổi còn thêm Phụ lục Danh sách các tổ chức giám định theo Luật Thương mại, đã đề nghị các Bộ, ngành đề xuất, giới thiệu các tổ chức giám định có năng lực thuộc lĩnh vực quản lý.

Khuyến khích doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ mới 

Khi dự thảo Thông tư được đưa ra lấy ý kiến, đa số các doanh nghiệp đều nhất trí với tiêu chí chất lượng còn lại từ 80% trở lên. Tuy nhiên, cũng còn một số ý kiến băn khoăn làm thế nào xác định được máy móc, hay dây chuyền còn chất lượng trên 80%? Về vấn đề này, bà Trần Tuyết Nhung cho rằng, theo Điều 3 khoản 5 dự thảo 3 Thông tư, “Chất lượng còn lại (tính theo %) so với chất lượng ban đầu là mức độ đạt được của các thông số kỹ thuật của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng so với các thông số kỹ thuật của máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ khi chưa sử dụng (mới 100%)”. 

Với cách quy định như trên, các tổ chức giám định hoàn toàn có thể xây dựng quy trình kiểm định cho từng loại máy móc, thiết bị, đánh giá và so sánh các thông số kỹ thuật của thiết bị cũ so với các thông số kỹ thuật của thiết bị mới, khi chưa sử dụng để đưa ra kết luận về mức độ chất lượng theo %. Giám định là hoạt động kỹ thuật, được thực hiện bởi các chuyên gia kỹ thuật có chuyên môn, chuyên ngành và các máy móc, thiết bị phải được đánh giá trong trạng thái đang vận hành.

Vì vậy, dự thảo 3 Thông tư quy định đối với dây chuyền công nghệ, việc giám định phải được thực hiện tại nước xuất khẩu, trước khi tháo dỡ, đóng gói. Đồng thời khuyến khích doanh nghiệp giám định chất lượng còn lại của máy móc, thiết bị ngay tại nước xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp nhập khẩu về mà chưa có chứng thư giám định, được phép áp dụng cơ chế hậu kiểm (thông quan trước, kiểm tra sau).

Vài năm gần đây, hàng năm Trung Quốc đều công bố các xí nghiệp sản xuất bị loại bỏ do lạc hậu, kém chất lượng. Để ngăn chặn việc các máy móc, thiết bị từ các xí nghiệp này tràn về Việt Nam, Bộ KH&CN đã chủ động báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề ra biện pháp quản lý chung tại Thông báo số 2527/TB-BKHCN ngày 06/9/2012 về việc tạm ngừng nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng. Nếu Thông tư sửa đổi Thông tư 20 được ban hành, các vấn đề liên quan đến nhập khẩu thiết bị công nghệ loại bỏ từ Trung Quốc sẽ được ngăn chặn hiệu quả. 

Chính sách của Đảng và Nhà nước luôn khuyến khích, ủng hộ các doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị mới, công nghệ cao, công nghệ tiên tiến để đầu tư sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam. Nội dung này được thể hiện rõ trong Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 09/8/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường quản lý, kiểm soát nhập khẩu công nghệ, máy móc, thiết bị của doanh nghiệp.

Đồng thời, chính sách ưu đãi đối với doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ mới, công nghệ cao đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật như: Luật Chuyển giao công nghệ, Luật Công nghệ cao, Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.

Bài, ảnh: Quỳnh Chi


 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner