Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Năng lượng nguyên tử Chủ nhật, 24/11/2024 , 07:51 am
Cập nhật : 19/05/2017 , 15:05(GMT +7)
Sẽ xây Trung tâm Khoa học & Công nghệ Hạt nhân tại Đồng Nai
Ảnh minh họa.
Cấu phần chính của Trung tâm Khoa học & Công nghệ Hạt nhân (CNEST) sẽ được xây dựng ở tỉnh Đồng Nai, thay vì thành phố Đà Lạt như kế hoạch trước đây, lãnh đạo Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết.

Đồng Nai có nhiều khu công nghiệp, doanh nghiệp, gần TPHCM nên cơ sở chính của CNEST được đặt ở tỉnh này sẽ thuận lợi hơn cho việc ứng dụng kỹ thuật hạt nhân trong các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, đặc biệt là y học, nông nghiệp và công nghiệp, TS Nguyễn Hào Quang, Phó Viện trưởng Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam, nói với phóng viên. Cấu phần phụ của CNEST vẫn sẽ được xây dựng ở Hà Nội như kế hoạch ban đầu, nhưng thay vì tập trung nghiên cứu, xử lý các vấn đề về an toàn hạt nhân, cơ sở này sẽ chuyển hướng sang quan trắc, cảnh báo, ứng phó phóng xạ, phân tích, đánh giá rủi ro. Theo kế hoạch ban đầu, nhân lực cho CNET khoảng 250 người, nhưng do trung tâm sẽ không phát triển các bộ phận, lĩnh vực hỗ trợ điện hạt nhân nữa nên số cán bộ, nhân viên làm việc tại đây có thể giảm, TS Quang nói.

“Cùng với phía Nga, chúng ta đang tập trung cho vấn đề xây dựng CNEST. Trung tâm này sẽ là nơi phát triển nguồn nhân lực trong việc ứng dụng năng lượng hạt nhân trong các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội”, TS Quang nói. Dự kiến, CNEST có tổng mức đầu tư khoảng 500 triệu USD đến từ vốn vay ưu đãi của Nga.

Việt Nam đã và đang ứng dụng năng lượng hạt nhân trực tiếp, hiệu quả trong ba lĩnh vực y tế, nông nghiệp và công nghiệp, cụ thể là đã tạo ra nhiều giống lúa, ngô, đậu tương đột biến có năng suất cao, chất lượng tốt, thơm, kháng bệnh. Ngoài ra, Việt Nam có tốc độ phát triển thiết bị xạ trị rất cao, sản xuất nhiều dược chất phóng xạ dùng để chẩn đoán sớm ung thư…, TS Quang cho biết. Việt Nam hiện có khoảng 1.300 nguồn phóng xạ được sử dụng trong công nghiệp, chủ yếu trong hệ thống kiểm soát hạt nhân, kiểm tra không phá hủy, địa vật lí giếng khoan và chiếu xạ công nghiệp. Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam đã sử dụng phương pháp kiểm tra không phá hủy để kiểm tra chất lượng nhiều dự án quốc gia như cầu Mỹ Thuận, cầu Việt Trì, nhà máy Nhiệt điện Phú Mỹ…, TS Quang cho biết.

Ngày hội Hạt nhân & Khoa học 2017, do Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Quốc gia Nga (ROSATOM) phối hợp Viện Năng lượng Nguyên tử Việt Nam và Đại học Bách khoa Hà Nội tổ chức trong hai ngày, thu hút sự tham gia của các chuyên gia Nga, Indonesia, Việt Nam và nhiều sinh viên.

Nguồn tin: Tiền phong

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner