Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Chủ nhật, 24/11/2024 , 08:17 am
Cập nhật : 30/10/2019 , 11:10(GMT +7)
Sản xuất thành công chế phẩm sinh học thay thế kháng sinh trong nuôi tôm công nghiệp
Cán bộ kỹ thuật của Công ty BCC vận hành dây chuyền sản xuất chế phẩm sinh học
Với sự đầu tư và hỗ trợ của Dự án FIRST thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Nhóm hợp tác nghiên cứu FIRST - BCC do Công ty cổ phần Hóa sinh Việt Nam (BCC) là thành viên đứng đầu đã nghiên cứu, sản xuất và thương mại hóa thành công các loại chế phẩm sinh học phục vụ nuôi tôm và các loại thủy hải sản nói chung.

Đây là kết quả của tiểu dự án Nâng cấp và hoàn thiện công nghệ sản xuất β-glucan và probiotic - đa enzyme sử dụng trong nuôi tôm công nghiệp thay thế kháng sinh và hoá chất diệt khuẩn độc hại” thuộc Hợp phần 2.b.2 “Khoản tài trợ cho Nhóm hợp tác nghiên cứu về Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo” của Dự án "Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo thông qua nghiên cứu, khoa học và công nghệ” – FIRST do Ngân hàng Thế giới tài trợ và Bộ KH&CN là cơ quan quản lý.

Nhóm hợp tác FIRST – BCC gồm BCC, Viện Công nghệ sinh học (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam), Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học (Đại học Quốc gia Hà Nội), Công ty CP Công nghệ vi sinh và môi trường, Công ty TNHH Nuôi trồng thủy sản Tuấn Hiền đã thực hiện tiểu dự án nói trên từ tháng 3/2018 đến tháng 6/2019. Đến nay, Nhóm Hợp tác đã nâng cấp, hoàn thiện công nghệ và sản xuất b-glucan, probiotic - đa enzyme ở quy mô pilot đạt chất lượng tương đương với sản phẩm ngoại nhập với giá cạnh tranh. Đồng thời, nghiên cứu và đưa ra 7 quy trình sản xuất mới gồm: Quy trình sản xuất b-glucan 40% từ nấm men bia thải bằng công nghệ enzyme; quy trình sản xuất b-glucan 60% từ nấm men bia thải bằng công nghệ enzyme; quy trình sản xuất đa enzyme amylase, α-glucoamylase và cellulase từ nấm Aspergillus awamorii; quy trình sản xuất protease từ nấm Aspergillus usamii; quy trình sản xuất probiotic từ Bacillus subtilis; quy trình sản xuất probiotic từ Lactobacillus acidophilus; quy trình sản xuất probiotic từ Saccharomyces cerevisiae.

Đặc biệt, đã sản xuất được 5,1 tấn b-glucan (40% - 60%) và 10,2 tấn probiotic - đa enzyme có thể sử dụng cho 20.000 – 50.000 tấn thức ăn nuôi tôm. Đồng thời, thử nghiệm quy trình “Nuôi tôm sạch và bền vững - không sử dụng kháng sinh, hóa chất diệt khuẩn độc hại” sử dụng các sản phẩm của dự án tại cơ sở nuôi tôm ở Hoằng Hóa – Thanh Hóa với kết quả đạt yêu cầu như trong cam kết với dự án.

Bên cạnh đó, đã thương mại hóa thành công các sản phẩm của dự án. Một số đơn vị đã và đang sử dụng chế phẩm của BCC như Công ty TNHH Quốc tế VICASA, Đại lý Năm Nghĩa và một số đại lý khác

Đây là kết quả của mô hình hiệu quả từ sự kết hợp giữa các tổ chức KH&CN với các doanh nghiệp, để đưa những kết quả nghiên cứu ứng dụng vào thực tế nhanh hơn, hiệu quả hơn. Đánh giá cao kết quả của Nhóm Hợp tác FIRST – BCC, ông Phạm Văn Diễn – Nguyên Cục trưởng Cục Phát triển Thị trường và Doanh nghiệp KH&CN, Cán bộ phụ trách Hợp phần 2b2 cho rằng, việc sử dụng các chế phẩm này trong quá trình nuôi tôm sẽ giúp kích thích miễn dịch, kháng khuẩn, kháng virus, tăng cường sức đề kháng cho tôm, nâng cao giá trị tôm nuôi. Do đó, sẽ hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh trong nuôi tôm. Hơn nữa, đây là những sản phẩm được sản xuất từ những vi sinh vật có ích, bằng công nghệ lên men, sử dụng nguồn phế phẩm là men bia, bã bia sẽ tận dụng được nguồn phế thải vốn đang rất dồi dào ở nước ta.

Tin, ảnh: Hạnh Nguyên

 

 

 

 

 

 

 

 

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner