Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiềm lực KH&CN Chủ nhật, 24/11/2024 , 06:32 am
Cập nhật : 12/12/2011 , 08:12(GMT +7)
Sản xuất hoa ở Việt Nam: Khai thác tiềm năng nội
Nhân giống hoa băng nuôi cấy mô trong phòng thí nghiệm (Ảnh: Phương Hoàn))
Theo TS Đặng Văn Đông, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây ăn quả- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ngành Hoa Việt Nam có thể chủ động được giống hoa cung cấp cho thị trường trong nước thay vì hàng năm phải nhập khẩu hàng triệu USD từ nước ngoài nếu áp dụng thành công chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất

Khó khăn trong chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất

Số liệu thống kê của viện Nghiên cứu Rau quả đến thời điểm hiện nay cho thấy, diện tích trồng hoa tại Việt Nam đã tăng gấp 4,4 lần so với năm 1995, giá trị sản lượng tăng 7,1 lần đạt 1,245 tỷ đồng. Trong đó xuất khẩu xấp xỉ 10 triệu USD.  Nhiều mô hình trồng hoa có giá trị kinh tế cao, có nhiều mô hình đạt từ 600 đến 2,5 tỷ đồng/ha/năm.

Tuy nhiên, ông Lê Tất Khương, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Vùng- Bộ KH&CN nhận định, ngành sản xuất hoa, cây cảnh tại Việt Nam còn rất non trẻ, trình độ khoa học công nghệ so với nước khác còn thấp, sự tích lũy vốn, kinh nghiệm đầu tư không nhiều so với các doanh nghiệp nước ngoài.

Nguyên nhân là do hầu hết các giống hoa đang được trồng ở Việt Nam là nhập theo con đường không chính thức từ nước ngoài nên không có bản quyền, trong khi khả năng tạo được giống mới trong nước còn gặp rất nhiều khó khăn vì chưa có sự đầu tư thích đáng.

Theo TS. Đặng Văn Đông, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Hoa, cây ăn quả- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thì nghề sản xuất hoa, cây cảnh ở Việt Nam có từ lâu đời, nhưng nó chỉ thực sự được coi là một ngành kinh tế và giá trị hàng hóa từ những năm 1980 của thế kỷ trước. Từ đó đến nay ngành kinh tế này không ngừng phát triển, là một trong những ngành quan trọng góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Đặc biệt, những năm gần đây ngành trồng hoa ở Việt Nam thực sự phát triển một cách nhanh chóng. Các loại hoa có giá trị kinh tế thấp dần bị thay thế bởi các loại hoa có giá trị kinh tế như hoa đỗ quên, hoa lily, hoa lan, hoa hải đường…, mở rộng tới nhiều địa phương trong cả nước, như: Thái Bình, Nam Định, Yên Bái, Sơn La, Lâm Đồng, Cần Thơ, Vĩnh Long, Hải phòng…hầu hết những tỉnh này đều có quy mô không lớn nhưng được đầu tư một cách bài bản từ giống đến quy trình kỹ thuật tiên tiến nên năng suất và thu nhập trên một đơn vị diện tích cao hơn hẳn những vùng trồng hoa truyền thống từ 2 đến 3 lần.

Vì vậy, với những kết quả này ngành hoa Việt Nam chưa thể được coi là đã trưởng thành mà chỉ được đánh giá là bước đầu có sự chuyển biến tích cực và còn non trẻ so với các nước trong khu vực và thế giới, TS. Đặng Văn Đông khẳng định.
Lý giải cho vấn đề này Ông Lê Tất Khương cũng cho rằng, ngành hoa nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung chưa đạt được hiệu quả cao trong công tác chuyển giao tiến bộ KH&CN vào sản xuất.

Một trong những khó khăn đó là nông nghiệp, nông thôn Việt Nam nằm trên địa bàn rộng lớn, có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội khác nhau; cơ sở hạ tầng nông thôn và vùng sản xuất nông nghiệp chưa phát triển. Hơn nữa nông nghiệp nước ta phần lớn vẫn là nền nông nghiệp tiểu nông, sản xuất nhỏ, năng suất lao động thấp, tổn thất sau thu hoạch lớn, chưa có nhiều vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa. Đối tượng tiếp nhận công nghệ chủ yếu là nông dân có trình độ chưa cao, chưa đồng đều.
Bên cạnh đó, sự khác nhau về tập quán sinh sống, canh tác cũng là một trong những yếu tố gây nên sự khó khăn cho công tác chuyển giao công nghệ vào sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam.

Sự chung tay của nhiều nhà

TS. Đặng Tiến Đông cho biết, nắm bắt được giá trị kinh tế của ngành hoa và những khó khăn mà ngành này đang gặp phải nên ngày càng nhiều các Viện, trường đã vào cuộc nghiên cứu giống, quy trình chăm sóc, công nghệ bảo quản sau thu hoạch cho ngành hoa.

Chỉ tính đến năm 2010 đã có 6 đơn vị thuộc Bộ NN&PT NN và 10 đơn vị khác trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo hoặc trực thuộc các tỉnh thành lập bộ phận chuyên nghiên cứu về hoa cây cảnh với hơn 100 cán bộ khoa học có trình độ đại học trở lên, trong đó có một số được đào tạo từ nước ngoài. Đây sẽ là điều kiện tốt để thúc đẩy ngành sản xuất hoa, cây cảnh của Việt Nam có điều kiện phát triển hơn nữa.

Thời gian qua ngành sản xuất hoa Việt Nam đã có nhiều khởi sắc (Ảnh: Phương Hoàn)

Để  làm được điều đó, cần cósự chung tay của các doanh nghiệp, thành phần kinh tế cũng đã góp phần làm cho bức tranh về ngành hoa của Việt Nam có nhiều màu sắc hứa hẹn sự đổi thay tích cực. Bởi dự án khi có doanh nghiệp tham gia sẽ là một trong những điều kiện đảm bảo cho sự thành công của dự án (điều kiện về tài chính cũng như nhân lực…) tham gia trong suốt quá trình thực hiện, ông Lê Tất Khương nhấn mạnh.

Cùng quan điểm trên, ông Đặng Văn Đông chia sẻ, sự đầu tư của các doanh nghiệp trong lĩnh vực hoa là cơ hội tốt cho các nhà khoa học có điều kiện triển khai và áp dụng kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất, tuy nhiên ông Đông cũng cho rằng không thể phủ nhận vai trò của doanh nghiệp nhưng cũng phải nhìn nhận vấn đề một cách thực tế rằng cần phải có những kết quả nghiên cứu chất lượng cao thì mới mong sự đầu tư của doanh nghiệp có kết quả tốt. Còn nếu như tài chính có dồi dào đến đâu, các nhà doanh nghiệp có hăng hái vào cuộc đến đâu mà kết quả nghiên cứu không tốt thì chắc chắn sự đầu tư của các doanh nghiệp sẽ thất bại.

Ông Đông cũng cho biết, điều đáng mừng là Nhà nước cũng đã có những quan tâm đầu tư cho ngành hoa Việt Nam. Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ KH&CN cùng nhiều bộ, ngành đã chung tay góp sức cho sự phát triển của ngành hoa. Bên cạnh đó, các cam kết xóa bỏ hàng rào thuế quan và cắt giảm thuế nhập khẩu của các nước trong WTO sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho sản phẩm hoa, cây cảnhViệt Nam xâm nhập thị trường thế giới.

Một tín hiệu đáng mừng trong thời gian thời gian gần đây đã có nhiều doanh nghiệp gặt hái được kết quả tốt từ việc đầu tư cho các dự án hoa ở Việt Nam như công ty Hasfarm có 100% vốn nước ngoài đã đầu tư 15 triệu USD trồng hoa ở Đà Lạt;  Công ty  Cổ phần Hoa nhiệt đới đã đầu tư 40 tỷ trồng trên diện tích 90.000 m2 các loại hoa Lily, Tuylip; C.Ty TNHH Địa Mỹ đầu tư 16 tỷ đồng trên diện tích 50.000m2…, các công ty này bức đầu đã đạt được nhiều kết quả rất đáng mừng, mở ra một hướng phát triển mới cho ngành hoa Việt Nam.

Năm 1999, Thủ tướng Chính phủ  đã phê duyệt đề án phát triển rau quả, hoa, cây cảnh giai đoạn 1999 – 2010. Trong đó có một số chính sách, giải pháp đã có tác động quan trọng đến ngành hoa. Bên cạnh đó, các ban, ngành đã đầu tư cho một số đơn vị hình thành các bộ phận chuyên nghiên cứu về cây hoa và đầu tư một số đề tài, dự án nghiên cứu phát triển cây hoa, đầu tư quy hoạch phát triển vùng hoa và xây dựng một số mô hình nông nghiệp công nghệ cao trong đó hoa là đối tượng chính, nhiều chương trình tập huấn, khuyến nông cho bà con nông dân đã được thực hiện. Đây là những điều kiện tốt hứa hẹn một tương lai tươi sáng cho ngành sản xuất hoa ở Việt Nam.

Bài, ảnh: H.Anh


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner