Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Chủ nhật, 24/11/2024 , 01:57 pm
Cập nhật : 26/02/2024 , 04:02(GMT +7)
Phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm ở Việt Nam
Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy phát biểu tại Hội thảo.
Đạo đức và trách nhiệm trong trí tuệ nhân tạo (AI) nằm ở tất cả các khâu, từ xây dựng thuật toán, thu thập dữ liệu, đến công cụ huấn luyện và ứng dụng. Vì vậy, vấn đề này phải được quan tâm ngay từ khâu xây dựng hệ thống, liên quan đến nhiều bộ, ngành.

Phát biểu tại Hội thảo khoa học quốc tế với chủ đề “Phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm: Lý luận và thực tiễn”, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Bùi Thế Duy đã nhấn mạnh như trên. Hội thảo do Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức ngày 28/2/2024 tại Hà Nội.

AI ngày càng phát triển nhanh chóng và đang có những tác động to lớn đối với nền kinh tế - xã hội Việt Nam. Ngày 26/1/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành “Chiến lược quốc gia về nghiên cứu, phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo đến năm 2030”. Bên cạnh những lợi ích to lớn, sự phát triển của AI đã và đang làm dấy lên những quan ngại sâu sắc về các rủi ro tiềm ẩn từ khía cạnh đạo đức, xã hội, pháp lý. 

Trong bối cảnh đó, nhằm hướng đến thúc đẩy chiến lược phát triển bền vững AI ở Việt Nam, trên cơ sở hỗ trợ của Chương trình Aus4Innovation, Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội triển khai Dự án nghiên cứu xây dựng bộ nguyên tắc và một số hướng dẫn cho phát triển AI có trách nhiệm ở Việt Nam nhằm tăng cường đối thoại chính sách với các cơ quan hoạch định chính sách, cộng đồng doanh nghiệp…

Theo Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy, phát triển và ứng dụng AI có trách nhiệm đang là vấn đề nghị sự toàn cầu, thu hút sự quan tâm của các quốc gia trên toàn thế giới. “Đây không đơn thuần là vấn đề học thuật, cũng không đơn thuần là vấn đề pháp lý, mà liên quan đến sự phát triển của con người, của quốc gia và nhân loại”.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy cho rằng, đạo đức và trách nhiệm trong AI nằm ở tất cả các khâu, từ xây dựng thuật toán, thu thập dữ liệu, đến công cụ huấn luyện, và ứng dụng. Vì vậy, vấn đề này phải được quan tâm ngay từ khâu xây dựng hệ thống, liên quan đến nhiều bộ, ngành.

PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội nhấn mạnh, AI hoàn toàn khác so với những công nghệ trước đó. Khả năng thực hiện các nghĩa vụ pháp lý của người máy cũng là thách thức đối với các nhà lập pháp trong bối cảnh mới. 

Chia sẻ về thực trạng phát triển AI ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra về AI có trách nhiệm, PGS.TS. Bùi Thu Lâm, Học viện Kỹ thuật Mật mã, thông tin cho biết: Chỉ số xếp hạng mức độ sẵn sàng về AI của Chính phủ năm 2023 là 59, thứ 5 trong ASEAN; Chỉ số Chính phủ điện tử năm 2022 là 86 (đứng thứ 5 ASEAN); Chỉ số Đổi mới sáng tạo (Innovation index 2023) là 46. Chính phủ đã có Đề án Xây dựng thành phố thông minh, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia và Chương trình hỗ trợ khởi nghiệp.

Việt Nam hiện cũng đang theo dõi việc triển khai các quy định về phát triển AI có trách nhiệm tại nhiều quốc gia, khu vực trên thế giới, để có thể nghiên cứu và xây dựng khung pháp lý phù hợp với thực tiễn trong nước. Trong khuôn khổ Hội thảo, các đại biểu cũng được nghe các tham luận về nhận diện xu thế phát triển AI có trách nhiệm ở châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, Mỹ, và những hàm ý chính sách với Việt Nam.

Tin, ảnh: Đăng Minh

 

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner