Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ sáu, 22/11/2024 , 06:28 pm
Cập nhật : 20/12/2022 , 11:12(GMT +7)
Phát triển nông nghiệp bền vững trong bình thường mới
Thứ trưởng Bộ KH&CN Bùi Thế Duy phát biểu tại Tọa đàm
"Nông nghiệp bền vững trong bình thường mới" là chủ đề phiên tọa đàm diễn ra vào sáng ngày 19/12 trong khuôn khổ Tuần lễ Khoa học Công nghệ 2022 do Quỹ VinFuture tổ chức.

Phiên thảo luận "Nông nghiệp bền vững trong bình thường mới" có sự tham gia của những nhà khoa học nổi tiếng đến từ những trung tâm nghiên cứu, cơ sở đào tạo hàng đầu. Tại đây, các nhà khoa học đã cùng phân tính, thảo luận về những   kết quả nghiên cứu giúp nhân loại có đủ lương thực, thực phẩm trong bối cảnh biến đổi khí hậu toàn cầu.

Phát triển bền vững để thay đổi tương lai

Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho biết: Đây là những chủ đề khoa học rất thiết thực, có thể tạo nên cuộc cách mạng trong cuộc sống của con người. Theo Thứ trưởng Bùi Thế Duy, gần một nửa dân số ở các nước đang phát triển dựa vào nông nghiệp để kiếm sống; 75% người nghèo trên thế giới sống ở các vùng nông thôn. Sản xuất Nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu, nhưng sản xuất nông nghiệp cũng là một trong các nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu. Vậy giải pháp nào cho nông nghiệp có thể cân bằng và phát triển nền nông nghiệp bền vững, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu và dịch bệnh đang diễn biến ngày càng phức tạp cũng như đảm bảo an ninh lương thực toàn cầu.

Thứ trưởng nhấn mạnh, yếu tố quan trọng làm nên một nền nông nghiệp bền vững là tìm được sự cân bằng giữa nhu cầu sản xuất lương thực thực phẩm và việc bảo tồn hệ sinh thái môi trường, sức khỏe cộng đồng. Đồng thời, cũng thúc đẩy ổn định kinh tế cho nông dân, giúp người nông dân có chất lượng cuộc sống tốt hơn. Thách thức này đòi hỏi các quốc gia phải có hướng đi mới, giải pháp mới đột phá và chỉ có Khoa học công nghệ mới giải quyết được.

Thứ trưởng khẳng định, tại Việt Nam khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo chính là một trong những động lực quan trọng đưa Việt Nam trở thành một trong 15 quốc gia đứng đầu thế giới về xuất khẩu nông sản. Hiện nay, nhiều nông sản thương hiệu Việt đã hiện diện và chinh phục được các thị trường khó tính đòi hỏi chất lượng cao, được người tiêu dùng quốc tế đón nhận. Ước tính, khoa học và công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong lĩnh vực nông nghiệp và khoảng 38% giá trị gia tăng trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Cần giải pháp mới đột phá và chỉ có khoa học, công nghệ mới giải quyết được

Theo các nhà khoa học, biến đổi khí hậu đang tác động đến nền nông nghiệp và kinh tế nông nghiệp như một “bình thường mới” đối với hệ thống kinh tế xã hội của từng quốc gia và toàn thế giới. Để nông nghiệp phát triển bền vững trong bình thường mới này, cần có sự đầu tư một cách có hệ thống cho yếu tố khoa học, công nghệ và chính sách kinh tế-xã hội. Điều này đòi hỏi các quốc gia phải có hướng đi mới, giải pháp mới đột phá và chỉ có khoa học công nghệ mới giải quyết được.

Các nhà khoa học đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó đề cập đến vấn đề cây trồng biến đổi gen để thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, vấn đề này cũng đang gặp khó khăn vì một số quốc gia vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận việc này.

Vậy nên vấn đề chỉnh sửa lại gen sẽ cần phải được tập trung đầu tư để làm sao có được những giống cây trồng mới vừa phù hợp với điều kiện khí hậu địa phương vừa phù hợp với mong muốn của người nông dân về tính an toàn, hiệu quả.

Có mặt tại Tuần lễ khoa học và công nghệ VinFuture 2022, GS Pamela Ronald, đến từ Viện Nghiên cứu thực phẩm và nông nghiệp, Đại học California Davis (Mỹ), chia sẻ về lý do bà và các cộng sự tại Viện Nghiên cứu lúa gạo quốc tế đã mất nhiều năm để nghiên cứu, sàng lọc nhiều loại gạo khác nhau và tìm ra những giống gạo có khả năng sinh tồn đến hai tuần khi bị ngập nước.

"Một trong những thách thức lớn nhất chính là làm thế nào để sản xuất đủ thực phẩm cho loài người nhưng không phá hủy môi trường. Đó là một thách thức rất lớn trong thời đại ngày nay bởi chúng ta sẽ cần phải sử dụng ít đất, nước hơn và ít sử dụng những sản phẩm phục vụ nông nghiệp độc hại hơn. Cần rất nhiều yếu tố để làm nông nghiệp trở nên bền vững, đặc biệt là vấn đề kinh tế, nhằm đảm bảo người nông dân có đủ khả năng chi trả" - GS Pamela Ronald nói.


Các nhà khoa học cho rằng cần ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển một nền nông nghiệp thông minh

Một giải pháp khác được các nhà khoa học chia sẻ liên quan đến vấn đề ứng dụng khoa học công nghệ để phát triển một nền nông nghiệp thông minh, nông nghiệp chính xác. Trí tuệ nhận tạo là một trong số các giải pháp được các nhà khoa học nhấn mạnh.

Trao đổi về vấn đề ứng dụng công nghệ trong nông nghiệp này, các nhà khoa học cho rằng quan trọng là người nông dân có thể tiếp cận và sử dụng dễ dàng được các công nghệ phục vụ cho những cánh đồng của mình. Theo các nhà khoa học, công nghệ dành cho những người nông dân cần phải đơn giản hóa, dễ sử dụng, giảm bớt các mã hóa.

Bài, ảnh: PV

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner