Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ ba, 26/11/2024 , 05:47 am
Cập nhật : 18/02/2014 , 16:02(GMT +7)
Phát triển công nghệ khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước
Toàn cảnh Hội thảo (Ánh Tuyết)
Đó là nội dung chính của Hội thảo “Hợp tác giữa Việt Nam và CHLB Đức nghiên cứu phát triển công nghệ khai thác bền vững nguồn tài nguyên nước Karst” đã diễn ra tại Hà Nội, ngày 18/2.

Dự án góp phần cải thiện vấn đề cung cấp nước sạch cho cộng đồng địa phương và phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội trên vùng núi đá vôi thuộc Công viên địa chất Toàn cầu, Cao nguyên đá Đồng Văn. Đây là dự án hợp tác khoa học – công nghệ giữa Việt Nam và CHLB Đức dựa trên cơ sở khoa học và nguyên lý công nghệ đáng tin cậy đã được thử nghiệm thành công và triển khai có hiệu quả ở các vùng núi đá vôi Yogyakarta của Indonesia- một trong những vùng nước karst Đông Nam Á có nhiều nét tương đồng với Việt Nam.


Dự án được triển khai trong thời gian 3 năm, từ tháng 9/2013 – 9/2016 với tổng kinh phí thực hiện gần 70 tỷ đồng. Đơn vị thực hiện là Việc Khoa học địa chất và Khoáng sản Việt Nam; Viện Khoa học Địa chất ứng dụng CHLB Đức.


Dự án bao gồm 5 hợp phần: Hợp phần điều tra khảo sát nguồn nước đáp ứng yêu cầu sử dụng công nghệ PAT; Hợp phần đánh giá khả năng và nghiên cứu thử nghiệm công nghệ PAT; Hợp phần triển khai các công trình chứa và cấp nước – tối ưu hóa hệ thống; Hợp phần các giải pháp phi công trình bảo vệ tài nguyên nước; Hợp phần đánh giá tác động kinh tế, xã hội đạt được thông qua dự án. Ngoài ra dự án còn những hạng mục quan trọng như cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng…


Công nghệ khai thác nước PAT (Pumps As Turbines) được áp dụng trong dự án là công nghệ có đặc tính bơm kết hợp với tuabin; hoạt động mang tính bền vững; không sử dụng nguồn cung cấp năng lượng phụ trợ như điện, dầu diezen. Đặc biệt, công nghệ này gần như không mất phí vận hành, chỉ cần bảo trì nhỏ, kinh phí đầu tư thấp, máy hoạt động tự động và có tiềm năng nhân rộng mô hình lớn... Đây là những đặc tính phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương.


Công nghệ PAT được đánh giá là một giải pháp khoa học – công nghệ tối ưu và bền vững, hạn chế tối đa việc sử dụng nguồn năng lượng bên ngoài nên đem lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế khó khăn của thuộc Công viên địa chất Toàn cầu, Cao nguyên đá Đồng Văn.


Bên cạnh công nghệ PAT, những giải pháp phi công trình mà các tác giả đề xuất trong dự án nhằm bảo vệ nguồn tài nguyên nước như hoàn thiện cơ cấu tổ chức về quản lý tài nguyên nước, quy hoạch khai thác sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước, tái tạo thảm phủ thực vật, gây dựng các tiểu ban lưu vực, tận thu nguồn nước mưa, giáo dục cộng đồng trong việc bảo vệ, giảm nhẹ ô nhiễm và sử dụng hợp lý tài nguyên nước…cũng là những giải pháp mang tính xã hội, đem lại hiệu quả bền vững và thân thiện với môi trường.


Phát biểu tại Hội thảo, Thứ trưởng Bộ KH&CN Trần Việt Thanh nhấn mạnh: thành công của Dự án sẽ góp phần đem lại hiệu quả tổng hợp trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội và môi trường. Dự án sẽ góp phần đáp ứng nhu cầu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất của dân cư địa phương với chi phí thấp, tăng sản lượng và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp và dịch vụ du lịch, góp phần xóa đói giảm nghèo, đáp ứng các mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Đồng thời, thành công của Dự án cũng sẽ góp phần bảo vệ môi trường, trực tiếp và gián tiếp giảm thiểu các tác nhân gây biến đổi khí hậu.


Ánh Tuyết


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner