Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng Thứ sáu, 22/11/2024 , 07:03 pm
Cập nhật : 12/03/2012 , 13:03(GMT +7)
Phạt đội MBH dởm: Còn tâm lý đối phó thì khó dẹp được nạn làm giả
Mù bảo hiểm rởm bày bán tràn lan trên vỉa hè
Liên Bộ Khoa học và Công nghệ, Công Thương, Công an và Giao thông vận tải đang dự thảo Thông tư liên tịch quy định về sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh và sử dụng mũ bảo hiểm (MBH) cho người đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp máy, theo đó, đề xuất hành vi đội mũ không phải là MBH theo quy định sẽ bị phạt với mức phạt từ 100.000 - 200.000 đồng. Trước thông tin này, dư luận đang có phản ứng: các cơ quan chức năng đang đổ việc khó cho người dân. Điều này có đúng hay không và cần được hiểu như thế nào?

Không khó để nhận biết thật giả

TS Trần Văn Vinh, Phó tổng Cục trưởng Tổng Cục tiêu chuẩn đo Lường chất lượng cho biết: Thông tư ra đời sẽ giúp xử lý mũ có hình dáng mũ bảo hiểm đang trà trộn gây nhầm lẫn ở tất cả các đối tượng trong xã hội. Thông tư là biện pháp quan trọng để loại bỏ các loại mũ kém chất lượng trên thị trường hiện nay.

Hiện cơ quan chức năng đã có nhiều biện pháp để thắt chặt việc kinh doanh loại “nhái” mũ bảo hiểm. Cụ thể: Đối với người sản xuất, thông tư bắt buộc phải có đăng ký kinh doanh mũ bảo hiểm, thực hiện chứng nhận hợp quy, gắn dấu hợp quy, phải thông báo cho chính quyền địa phương, phường xã để lực lượng này kiểm tra. Nếu không đảm bảo các điều kiện này thì cơ quan chức năng địa phương có thể xử lý ngay chứ không cần kiểm tra chất lượng.

Đối với người kinh doanh bắt buộc phải có giấy phép kinh doanh; Phải có hợp đồng đại lý với nhà sản xuất, nhà nhập khẩu để cơ quan chức năng có thể truy nguồn gốc và phải có giấy chứng nhận hợp quy của nhà sản xuất, nhập khẩu và mũ có dán tem CR (tem hợp chuẩn).

Điều này cũng được ông Nguyễn Văn Sơn, Phó giám đốc Trung tâm nghiên cứu ứng dụng công nghệ bảo vệ người tiêu dùng, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng khẳng định: chính việc ra đời chiếc tem CR là công cụ hiệu quả để người dân có thể nhìn vào đó để biết được đâu là mũ thật, đâu là mũ giả. Song thực trạng hiện nay, chính bản thân chiếc tem này cũng đang bị làm giả. Để tránh điều này, TS Trần Văn Vinh cho biết, có thể kiểm tra chéo đề phát hiện như: nếu doanh nghiệp nào kinh doanh mà in tem CR nhưng không được chứng nhận chất lượng thì đó là hành vi làm giả chứng nhận. Mũ có tem CR mà không có ba lớp, không có lưỡi trai rời là mũ bảo hiểm giả và là mũ giả chứng nhận.

Dự thảo thông tư cũng quy định rất rõ: Người bán mũ bảo hiểm ở địa phương nào thì công an xã, phường ở địa phương đó tăng cường kiểm tra, xử lý theo quy định. Ví dụ người bán đó đã có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh chưa? có hợp đồng ký kết với người sản xuất, nhập khẩu chưa? Có các bản sao chứng chỉ chất lượng không và các bản sao này có phù hợp với các loại mũ bảo hiểm đang bày bán không?...

 

Mũ bảo hiểm cách điệu thường là loại dễ bị làm rởm nhiều nhất

Bên cạnh đó, các nhà quản lý cũng có một số cách khuyến cáo người dân nhận biết MBH thật như sau: Thường thì nhà sản xuất mũ bảo hiểm đạt chuẩn sẽ dán giấy chứng nhận (có vẽ kiểu dáng mũ) ở các đại lý bán mũ. Người tiêu dùng nên yêu cầu được xem giấy này.

Mặt khác, mũ dỏm thường khác với mũ thật chính là ở lớp xốp bảo vệ bên trong mũ. Mũ thật có lớp xốp được cấu tạo chắc chắn, chống va đập và không bị vỡ. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến các yếu tố như: Bề mặt phía ngoài mũ phải nhẵn, không có vết nứt hoặc cạnh sắc, mũ có lỗ thông gió                       

Còn tâm lý đối phó thì khó dẹp được nạn làm giả

Ông Nguyễn Văn Sơn cho rằng, việc dán tem CR là để khẳng định sản phẩm này đảm bảo chất lượng và đảm bảo an toàn theo đúng các quy định của nhà nước. Để đảm bảo hoạt động này có hiệu quả thì tất cả mọi người tiêu dùng chúng ta phải ủng hộ, nghĩa là phải mua và sử dụng những loại có dán tem CR thì nó mới có hiệu quả.

Một điều mà ai cũng hiểu: với giá từ 30.000đ- 500.000đ cho một chiếc MBH thì khó lòng có thể mua được một sản phầm đảm bảo chất lượng.

 

Với giá bán rẻ hơn 1/3- 1/4 giá bán một chiếc mũ thật, mũ bảo hiểm rởm rất hấp dẫn với những ai muốn đội để đối phó


“Nếu chúng ta chưa nhận thức đầy đủ giá trị của việc dán tem và chọn những sản phẩm khác thì không một cơ quan, không một ai có thể làm được. Vì có nhận thức chưa đầy đủ, một bộ phần người tiêu dùng sử dụng mũ bảo hiểm không dán tem mang tính đối phó, tìm mua những sản phẩm giá rẻ, kém chất lượng, không đảo bảo an toàn nên những loại sản phẩm trôi nổi vẫn còn tồn tại”- ông Sơn nhấn mạnh.

Chính những người tiêu dùng đó đã tạo ra mặt xấu của thị trường, vì vậy các sản phẩm có dán tem gặp nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ, khó khăn cho các nhà sản xuất nghiêm chỉnh.

Về vấn đề này, cần sự phối hợp của các cơ quan như: quản lý thị trường, quản lý chất lượng, Bộ KH&CN, ngành Công an... Những sản phẩm không đảm bảo yêu cầu phải không được phép lưu hành trên thị trường. Điều mà chúng ta cần làm hiện nay là làm sao đẩy mạnh sự phối hợp giữa các cơ quan như quản lý thị trường, quản lý chất lượng...để có những chế tài đủ mạnh nhằm ngăn chặn tình trạng làm hàng giả.



Theo dự thảo, một trong những yêu cầu về lựa chọn MBH là phải chọn MBH vừa với vòng đầu của người đội, mũ phải được gắn dấu hợp quy CR, phải có đủ 3 bộ phận vỏ mũ, đệm hấp thụ xung động bên trong vỏ mũ (đệm bảo vệ), quai đeo…

Trường hợp MBH có lưỡi trai mềm gắn liền với vỏ mũ hoặc lưỡi trai rời tháo lắp được thì độ dài của lưỡi trai (tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai) không quá 70mm, góc nghiêng của lưỡi trai không được làm ảnh hưởng đến góc nhìn. Với MBH có lưỡi trai cứng gắn liền với vỏ mũ thì độ dài của lưỡi trai cứng (tính từ điểm kết nối với vỏ mũ đến điểm xa nhất của lưỡi trai) không được lớn hơn 50mm.

Đồng thời, dự thảo quy định, tổ chức, cá nhân sản xuất MBH phải thực hiện việc chứng nhận hợp quy, công bố hợp quy đối với MBH do mình sản xuất theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 2:2008/BKHCN, gắn dấu hợp quy CR và ghi nhãn hàng hóa theo quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

Tổ chức, cá nhân sản xuất MBH phải chịu trách nhiệm về chất lượng đối với MBH do mình sản xuất khi lưu thông trên thị trường.

Đồng thời, phải thiết lập hệ thống cửa hàng hoặc đại lý, tổng đại lý bán MBH do chính mình sản xuất và công bố công khai trên trang thông tin điện tử của mình hoặc trên tài liệu (catalog, tài liệu kỹ thuật, hướng dẫn sử dụng...). Đồng thời phải thông báo bằng văn bản cho UBND cấp xã và cơ quan quản lý thị trường trên địa bàn quản lý.

Trước đó, dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Bộ Giao thông vận tải cũng đang đề xuất hành vi đội mũ không phải là MBH theo quy định sẽ bị phạt với mức phạt từ 100.000 - 200.000


Minh Châu


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner