Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ tư, 27/11/2024 , 01:33 am
Cập nhật : 18/06/2012 , 13:06(GMT +7)
Phần mềm tra cứu thông tin Bản đồ di tích quốc gia:Một công cụ hỗ trợ dạy và học hiệu quả
Ảnh chụp từ phần mềm: Học sinh THCS đang chăm sóc Di tích quốc gia Tượng đài chiến thắng Hoài Đức,
Phần mềm tra cứu thông tin Bản đồ di tích quốc gia là một trong những sản phẩm có ý nghĩa giáo dục truyền thống sâu sắc được Dự án Phát triển Giáo dục THCS II và Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phát triển theo chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo và sự hợp tác của Cục di sản - Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch. Tuy mới được ngành giáo dục triển khai ứng dụng vào hỗ trợ dạy và học ở trường học phổ thông một số địa phương nhưng đã phát huy hiệu quả cao.

Thông qua kho kiến thức và các tiện ích của phần mềm tra cứu thông tin Di tích quốc gia, thầy và trò các nhà trường đã dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thông tin các giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống; những kinh nghiệm quý hỗ trợ công tác chăm sóc các di tích lịch sử văn hóa tại địa phương, đóng góp tích cực vào phong trào “Xây dựng trường học thân thiên, học sinh tích cực.

Các trường học trên cả nước nhận hỗ trợ chăm sóc di tích trong Phong trào thi đua: Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” đã cung cấp các thông tin, nhóm nghiên cứu đã chọn lọc, sắp xếp, biên tập, xử lí cơ sở dữ liệu, hệ thống hóa thông tin về các di tích quốc gia của 63 tỉnh, thành phố trên cả nước để xây dựng phần mềm này. Nhóm nghiên cứu đã cố gắng chọn lọc các thông tin di tích gần gũi với chương trình giáo dục phổ thông, làm nguồn tư liệu bổ ích và thiết thực trong việc giáo dục truyền thống và hỗ trợ dạy học các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân,… tổ chức các hoạt động ngoại khóa và hỗ trợ phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ Giáo dục & Đào tạo và các Bộ, ngành phát động.
 


Mỗi một di tích đều có các thông tin: tên di tích, ảnh di tích, địa chỉ di tích, ngày và số quyết định mà di tích được công nhận di tích quốc gia,  tóm lược thông tin về di tích, thông tin về trường nhận chăm sóc di tích và ảnh học sinh chăm sóc di tích,…

Ngoài ra còn giới thiệu một số hoạt động nhà trường đã làm trong nội dung chăm sóc di tích lịch sử của Liên đội các nhà trường; đặc biệt là có phần đánh giá, kiến nghị về thục trạng bảo tồn của di tích.

Phần mềm còn giới thiệu các di sản thế giới tại Việt Nam và 5 di tích mà Bộ Giáo dục và đào tạo nhận hỗ trợ chăm sóc bằng 2 ngôn ngữ: tiếng Việt và tiếng Anh và cũng có các thông tin như phần di tích quốc gia.

Khi cần thay đổi ngôn ngữ, tiếng Việt, tiếng Anh thì click chuột vào biểu tượng cờ của Việt Nam hoặc vương quốc Anh ở phía góc trên bên phải.

Phần mềm còn có chức năng tra cứu tương tự như google (mặc dù máy tính không cần nối mạng internet).

Ví dụ chỉ cần gõ cụm từ “thành cổ” thì tất cả các di tích có chứa cụm từ này trong di tích đều được liệt kê ở kết quả phía bên phải màn hình.

Khi đó ta có thể chọn bất kì di tích nào về thành cổ mà ta cần.
 

Phần mềm “Bản đồ tra cứu thông tin quốc gia” có giao diện thân thiện, dễ sử dụng, không chỉ mang ý nghĩa giáo dục truyền thống sâu sắc mà còn mang tính xã hội, giúp cán bộ quản lí giáo dục, quản lí di tích, giáo viên, học sinh… tra cứu thông tin về các di tích lịch sử văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia của các tỉnh, thành phố trong cả nước và các trường học nhận chăm sóc các di tích này.

Hiện nay phần mềm đã có thông tin của hơn 1.000 di tích cấp quốc gia của 63 tỉnh thành trong cả nước, tuy nhiên phần mềm có tính mở, tính cập nhật, nên vẫn tiếp tục bổ sung thông tin về các di tích hoặc sửa đổi thông tin di tích có trên phần mềm (nếu cần).

Thông tin về di tích chủ yếu là từ các trường học trên cả nước nhận tìm hiểu, chăm sóc di tích trong “Phong trào thi đua trường học thân thiện, học sinh tích cực” gửi về cho Dự án Phát triển Giáo dục THCS II theo công văn của Bộ Giáo dục và Đào tạo (dưới mỗi di tích có tên các trường này). Ngoài ra một số thông tin được tham khảo từ các trang web của các tỉnh thành và Sở văn hóa, thể thao và du lịch các tỉnh, thành phố.

Phần mềm này đã thí điểm dạy một số trường THCS, tổ chức Hội thảo lấy ý kiến góp ý của các nhà quản lý giáo dục và giáo viên dạy môn lịch sử, địa lí. Trường THCS Vân Hồ quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là một trong những trường  thí điểm về dạy học môn lịch sử, địa lí bằng Phần mềm tra cứu di tích lịch sự văn hóa quốc gia. Thầy giáo Hiệu trưởng Phạm Trường Lưu cho biết: Trường THCS Vân Hồ được Dự án phát triển Giáo dục THCSII chọn thí điểm áp dụng Phần mềm quản lý di tích lịch sử - văn hóa quốc gia trong dạy học và hoạt động ngoại khóa, tuy rằng chúng tôi mới áp dụng nhưng tôi thấy học sinh của trường rất hào hứng say sưa tìm hiểu. Phần mềm này sẽ là tài liệu liệu giúp học sinh học tốt hơn các môn học Ngữ văn, Lịch sử và Địa lí. Đây là công cụ giúp cho các em tìm hiểu thêm về các di tích lịch sử không chỉ ở trên địa bàn trường mình đóng mà tất cả các di tích quốc gia của 63 tỉnh, thành trong cả nước, góp phần thực hiện tốt một trong năm nội dung của phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.” Cô giáo Phạm Hồng Hoa, giáo viên Văn, Sử trường THCS Vân Hồ cho biết: “Phần mềm này giáo viên và học sinh biết thêm về các di tích lịch sử của các địa phương và các hình ảnh các em học sinh chăm sóc, bảo quản, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa. Qua phần mềm này, chúng tôi cũng biết thêm nhiều kiến thức chăm sóc các di tích lịch sử, giúp thầy và trò biết đến nhiều di tích lịch sử của đất nước qua những hình ảnh sống động của phần mềm giúp các em hứng thú hơn trong học tập”. Em Phạm Phương Anh, học sinh lớp 6A  trường THCS Vân Hồ, chia sẻ, cháu  thấy học bằng phần mềm di tích lịch sử giúp cháu hiểu thêm về các di tích, có những điều cháu chưa nghe thấy nhưng từ khi có phần mềm này chúng cháu biết thêm nhiều di tích, phần mềm này giúp chúng cháu học giỏi hơn môn lịch sử. Chúng cháu rất thích phần mềm lịch sử này. Ngoài ra còn giúp chúng em hiểu thêm về địa lý Việt Nam, biết được di tích lịch sử các tỉnh mà không cần phải đến tận nơi.

 

Các trường học trên toàn quốc tiếp tục gửi các thông tin về di tích lịch sử cấp quốc gia, các di sản thế giới trên địa phương trường đóng và hình ảnh học sinh tìm hiểu, chăm sóc di tích để phần mềm ngày càng phong phú hơn. Thông tin gửi về theo địa chỉ email: thcs.ditich@gmail.com mẫu thu thập thông tin có thể lấy trên trang web: bandotuduy.violet.vn.

Nguồn tin: Đại biểu nhân dân

Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner