Bộ trưởng Phát triển quốc tế của Phần Lan Heidi Hautala cho biết như trên tại buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) Nguyễn Quân vào ngày 24/01.
Bộ trưởng Nguyễn Quân bày tỏ vui mừng về quan hệ hợp tác KH&CN Việt Nam – Phần Lan đã có những kết quả đáng khích lệ. Nhờ vậy đã đóng góp to lớn đối với sự phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, cũng là niềm động viên to lớn đối với giới khoa học Việt Nam. Bộ trưởng đánh giá cao dự án đối tác đổi mới sáng tạo Việt Nam – Phần Lan (IPP) mà chính phủ Phần Lan đã dành cho Việt Nam. Thông qua dự án này nhiều tổ chức KH&CN và các nhà khoa học Việt Nam được hỗ trợ và đã có những thành công.
Tại buổi làm việc, đại diện phía Phần Lan và Việt Nam cũng đã thảo luận hợp tác trong lĩnh vực KH&CN giữa hai nước. Giám đốc Dự án IPP Trần Quốc Thắng cho biết trong giai đoạn vừa qua, nhận được sự hỗ trợ hiệu quả từ Bộ Ngoại giao Phần Lan, đặc biệt là Đại sứ quán Phần Lan hỗ trợ mạnh mẽ Việt Nam thực hiện Dự án này. Một trong những kết quả có giá trị quan trọng đối với Việt Nam là lần đầu tiên tiếp cận được những khái niệm và những hoạt động liên quan đến đổi mới sáng tạo hỗ trợ cho phát triển năng lực của các doanh nghiệp Việt Nam. Thông qua dự án này các đồng nghiệp tại trường đại học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp học hỏi rất nhiều kinh nghiệm về hoạt động đổi mới sáng tạo của Phần Lan. Trong giai đoạn đầu Việt Nam đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam. Hiện nay, Việt Nam đang làm việc rất tích cực với Đại sứ quán Phần Lan và các đồng nghiệp Phần Lan để tiếp tục thực hiện giai đoạn 2 của Chương trình IPP.

Bộ trưởng Phát triển quốc tế của Phần Lan Heidi Hautala
Nói về giá trị của Dự án IPP, ông Lương Văn Thắng - Điều phối viên Dự án cho biết, Dự án đã thay đổi nhận thức trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam về vai trò của công nghệ và đổi mới sáng tạo cho sự phát triển của họ. Đồng thời, Dự án thay đổi trong cộng đồng các nhà nghiên cứu trong các trường đại học, họ nhận thấy việc gắn kết với doanh nghiệp sẽ giúp cho các hoạt động nghiên cứu cũng như đổi mới sáng tạo của họ có giá trị hơn trong xã hội. Cùng với đó là sự thay đổi trong cộng đồng các nhà tài trợ cho Việt Nam, họ nhận thức rằng đây là thời điểm mà cách giúp đỡ Việt Nam hiệu quả nhất, bền vững nhất đó là giúp Việt Nam tăng cường năng lực công nghệ, tăng cường năng lực đổi mới cho một quốc gia.
Tin, ảnh: Mai Chi