Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Tiềm lực KH&CN Chủ nhật, 24/11/2024 , 10:23 am
Cập nhật : 08/03/2011 , 11:03(GMT +7)
Nuôi cá lồng - hướng phát triển kinh tế nhiều tiềm năng
Đánh bắt cá giống tại mô hình nuôi cá lồng Cửa Lò - Nghệ An (nguồn: KC.07/06-10)
Đó là kết quả của đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu, ứng dụng hệ thống thiết bị đồng bộ và quy trình vận hành trang trại nuôi cá lồng vùng biển mở” (đề tài) do TS Như Văn Cẩn- Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã được Bộ KH&CN phê duyệt thực hiện từ 2007 đến năm 2010.

Khai thác tiềm năng tại chỗ

Hiện nay, nghề nuôi biển nước ta mới chỉ phát triển tại một số khu vực eo vịnh kín gió, sử dụng công nghệ lồng gỗ đơn giản, quy mô sản lượng rất nhỏ, chưa thể phát triển thành nghề sản xuất hàng hóa và phục vụ xuất khẩu.
Theo số liệu thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho thấy sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2010 đạt 2,8 triệu tấn, vượt mục tiêu đề ra.  Mặc dù vậy,  công nghệ nuôi biển nước ta mới vẫn ở giai đoạn đầu của sự phát triển. Hầu hết các hệ thống nuôi biển đều dùng lồng bè gỗ, chỉ thích ứng với quy mô sản xuất nhỏ, sản lượng thấp, khó phát triển thành nghề sản xuất hàng hóa.
Để hướng tới mục tiêu nuôi cá biển với quy mô công nghiệp cần thiết phải triển khai hoạt động nuôi tại các vùng biển mở. Đây là khu vực biển có ưu thế về khả năng tự làm sạch cao, ít bị dịch bệnh, không bị hạn chế về không gian và diện tích, có thể tổ chức quy mô nuôi công nghiệp để tạo ra sản phẩm hàng hóa. Ngoài Nghệ An, thì nuôi cá vùng biển mở còn có thể phát triển ở các tỉnh miền trung và Nam Trung Bộ như Đà Nẵng, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Thanh Hóa…Song cũng có hạn chế là ở vùng biển mở thường có bão lớn, sóng to….
Đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu, ứng dụng hệ thống thiết bị đồng bộ và quy trình vận hành trang trại nuôi cá lồng vùng biển mở” (đề tài) của TS Như Văn Cẩn- Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1 đã được Bộ KH&CN phê duyệt thực hiện từ 2007 đến năm 2010 đã mở ra một hướng nuôi trồng biển có giá trị kinh tế cao.
Mô hình lồng nuôi chịu sóng được xây dựng dựa trên sự kế thừa, cải tiến những thành tựu của các công trình nghiên cứu về lồng nuôi biển đang được sử dụng hiện nay. Cấu trúc của lồng nuôi được nghiên cứu cải tiến theo hướng tăng cường khả năng chịu sóng và có thể điều khiển chìm sâu tránh bão tại chỗ. Một số thiết bị được chế tạo gia công tai chỗ nhằm giảm bớt kinh phí đầu tư và chủ động trong ứng dụng sản xuất sau này.
Đề tài đã được thực hiện trên 2 lồng nuôi công suất 15 tấn/lồng/ chu kỳ, khả năng chìm sâu là 5m, chịu sóng cao 6m, tương đương với bão cấp 12 và thời gian sử dụng tối thiểu là 10 năm.
Theo đánh giá của TS Ngyễn Quang Vĩnh, Chuyên ngành cơ khí thủy sản, thuộc Trung tâm tư vấn đầu tư và thiết kế thủy sản- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn- chuyên gia thẩm định đề tài, hệ thống lồng tròn VISCOC-01 có khung được làm 100% từ vật liệu HDPE có độ mềm dẻo và độ bền tốt nhất, đây là loại lồng được coi là tiên tiến nhất hiện nay. Loại giá đỡ khung lồng đúc bằng vật liệu HDPE được nghiên cứu sản xuất thành công lần đầu tiên ở nước ta có chất lượng tương đương với các sản phẩm cùng loại trên thế giới, đã được thử thách qua các cơn bão mạnh năm 2009 và 2010. Loại giá đỡ khung này phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm của nước ta.
TS Như Văn Cẩn, chủ nhiệm đề tài cũng cho biết, qua tính toán sơ bộ, giá thành các sản phẩm đều thấp hơn so với giá nhập ngoại từ 20 -25%, chỉ xét riêng giá thành sản xuất của giá đỡ khung lồng sản xuất tại Việt Nam chỉ là 1700.000đ, chỉ bằng 61% so với sản phẩm cùng loại của Nauy có giá 850 NOK tương 2800000đ. Tính tổng thể thì lồng nuôi này tiết kiệm 50% chi phí so với lồng cùng loại của Nauy.
Mô hình nuôi cá lồng biển mở được đánh giá là một đề tài có nhiều tiềm năng, hướng mở rộng triển khai nhân rộng là rất lớn. Tuy nhiên, theo nhận định của PGS.TS Đỗ Văn Khương, Viện nghiên cứu thủy sản- Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: cơ sở khoa học để lựa chọn có thông số chính cho hệ thống lồng nuôi và các trang thiết bị chưa thật thuyết phục, chọn độ sâu đánh chìm 5m cho lồng nuôi để chịu sóng gió cấp 12 chưa thật hợp lý, cần có sự nghiên cứu sâu sắc hơn về vấn đề này.


Cần tiếp tục triển khai và nhân rộng sản xuất

Việc xây dựng thành công mô hình trang trại nuôi cá lồng vùng biển mở giai đoạn tháng 3-tháng 8/2010 đã đánh dấu một bước phát triển trong công nghệ nuôi cá biển ở nước ta. Những kết quả thu được khẳng định đây là một hướng đi đúng đắn, góp phần tạo ra sản phẩm hải sản xuất khẩu. Tuy nhiên, đây mới chỉ là kết quả bước đầu, cần tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện.
So với thế giới thì đề tài nghiên cứu này không phải là mới, song ở Việt Nam thì đây là đề tài còn khá mới mẻ, trước đó rất ít công trình nghiên cứu theo hướng này. Mô hình nuôi cá lồng vùng biển mở của TS Như Văn Cẩn với quy mô 2 lồng, 30 tấn/chu kỳ nuôi, khá lớn so với nuôi cá lồng gỗ nhỏ lẻ hiện nay. Tuy nhiên, hiệu quả kinh tế chưa thật thuyết phục do chỉ vận hành đơn lẻ trên 2 lồng nên tốn kém chi phí cho khấu hao thiết bị, lao động, xăng dầu vận hành. Tỷ lệ lợi nhuận chỉ đạt 9,8%, nếu muốn nâng hiệu quả kinh tế tối ưu cần mở rộng quy mô trang trại.
Do thời gian  thử nghiệm mô hình còn ngắn, quy mô trang trại chưa tối ưu, mới chỉ có 2 lồng nên chưa thể xác định được hiệu quả kinh tế. Đây là một hạn chế rất cần được lưu ý, vì khi so sánh được hiệu quả kinh tế thì đề tài mới có sức thuyết phục và thuận lợi trong việc chuyển giao khi đề tài hoàn thiện.
TS Ngyễn Quang Vĩnh, Chuyên gia thẩm định đề tài cho rằng, ban đầu theo hợp đồng thì lồng nuôi chỉ được yêu cầu đánh chìm 5m và chịu sóng cao 6m, tương đương với cấp 12 so với thực tế là chưa phù hợp. Trong cơn bão tháng 8/2010 vừa qua đã chứng minh điều đó, 2 lồng cá của đề tài đã bị tổn hại kinh tế lớn. Do vậy, đề tài cần được thực hiện tiếp một đề tài khác ở dạng Pha 2 để hoàn thiện những hạn chế. Các tiêu chí của đề tài Pha 2 phải được yêu cầu cao hơn. Lồng nuôi phải được đánh chìm sâu từ 8-10m. Tính toán thật kỹ và chính xác đến sức bền của vật liệu làm lồng vì lồng hiện tại chưa được thử nghiệm ở những cấp gió cao khác nhau nên chưa có sự đánh giá chính xác.
Cũng theo nhận định của PGS.TS Nguyễn Xuân Lý, Ngành sinh học Biển- Hội khoa học kỹ thuật Biển Việt Nam, để đề tài có sản phẩm hoàn thiện có khả năng chuyển giao cho các doanh nghiệp còn gặp rất nhiều khó khăn. Với số kinh phí còn hạn hẹp, thời gian thực hiện chưa được nhiều nên chưa có đủ điều kiện để thực hiện quay vòng kiểm chứng chính xác hiệu quả kinh tế - xã hội. Hơn nữa, đây là một hướng nghiên cứu có tiềm năng lớn nếu được hoàn thiện sẽ có khả năng nhận rộng cho nhiều vùng biển mở ở nước ta. Cần tạo điều kiện để đề tài được thực hiện tiếp Pha 2, để đề tài phát huy khả năng của mình.

Hoàng Anh

 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner