Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Hoạt động KH&CN Thứ hai, 25/11/2024 , 03:23 pm
Cập nhật : 07/09/2015 , 16:09(GMT +7)
Những người thầy đam mê nghiên cứu khoa học
Cần tạo môi trường để khuyến khích các nhà khoa học trẻ say mê nghiên cứu
Vừa làm công việc giảng dạy, vừa làm công tác nghiên cứu, TS. Đặng Ngọc Toàn- Trường Đại học Dân lập Duy Tân (Đà Nẵng) chia sẻ, làm khoa học không phải là quá khó nếu chúng ta có đam mê, nhiệt huyết. Nghiên cứu khoa học không phải là việc gì to tát, nó có thể được bắt đầu từ những hiện tượng rất thông thường trong cuộc sống nếu chúng ta để ý và nó thật sự có ý nghĩa .

Mỗi trường học là một viện nghiên cứu

Theo TS. Đặng Ngọc Toàn – Trường Đại học Dân lập Duy Tân, trong bối cảnh giao lưu và hội nhập của nước ta như hiện nay, để khoa học công nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, các nhà nghiên cứu, những người làm công tác khoa học, nhất là giảng viên tại các trường đại học và cao đẳng phải là lực lượng nòng cốt trong việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó vào hoạt động giảng dạy và mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học, mỗi trường luôn muốn tự làm mới mình, muốn không bị lạc hậu trước xu thế phát triển ngày càng sâu và rộng của quá trình hội nhập, muốn luôn đổi mới, sáng tạo và đảm bảo chất lượng đào tạo cần phải coi trọng hoạt động nghiên cứu khoa học trong suốt quá trình đào tạo của mình.... Để làm được điều đó thì mỗi nhà giáo phải thực hiện cùng lúc hai nhiệm vụ song hành là giảng dạy và Nghiên cứu khoa học, thực hiện mục tiêu lâu dài  “ mỗi trường học là một viện nghiên cứu”.

TS. Toàn cũng cho biết ở môi trường đại học, thì hoạt động nghiên cứu khoa học luôn song hành cũng hoạt động giảng dạy, hai hoạt động này hỗ trợ cho nhau. Thuận lợi của hoạt động nghiên cứu khoa học đó là chúng ta được làm việc trong môi trường với các đồng nghiệp có chuyên môn, nghiệp vụ cao, có thể hỗ trợ lẫn nhau. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có khó khăn là giờ dạy nhiều, lại phải đảm nhận một số hoạt động khác nên thời gian dành cho việc nghiên cứu bị hạn chế. Mặt khác hiện nay việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ giúp sinh viên rất chủ động trong việc sắp xếp thời gian học tập nhưng nhiều khi lại đưa giảng viên vào thế bị động, khó bố trí thời gian. Hơn thế nữa, tại các trường đại học hiện nay mặc dù đã được đầu tư tương đối về máy móc, trang thiết bị nhưng thật sự vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu làm việc của các giảng viên, nhà nghiên cứu.

Đồng quan điểm trên, TS. Đỗ Ngọc Đài – Trường Đại học Kinh tế Nghệ An chia sẻ, để vượt qua những khó khăn này, ngoài tình yêu với khoa học thì đam mê là điều kiện tiên quyết. Bên cạnh đó, phải xác định rằng làm khoa học là sự đam mê, là sự cống hiến, chứ nếu làm khoa học mà đặt lợi ích lên trên thì chắc chắn  không thể làm được.

Điều này cũng được TS.Nguyễn Huy Thuần, Trường Đại học Dân lập Duy Tân chia sẻ: Nghiên cứu là một công việc đặc thù đòi hỏi nhiều thời gian, công sức và sự tâm huyết. Bởi vậy nếu chọn đi theo công việc này thì phải đam mê, chăm chỉ và thường xuyên cập nhật thông tin liên quan.

Tạo môi trường để khuyến khích các nhà khoa học trẻ

Theo TS. Đỗ Ngọc Đài – Trường Đại học Kinh tế Nghệ An: để tạo môi trường cho các nhà khoa học trẻ nỗ lực sáng tạo, cảm hứng say mê nghiên cứu khoa học thì các cơ quan chức năng cần có nhiều hơn nữa những chế độ đãi ngộ xứng đáng với công việc nghiên cứu của họ. Khuyến khích những ý tưởng mới, những công trình có tính ứng dụng trong thực tiễn, tạo được cơ chế, không gian nghiên cứu đồng thời để cho các nhà khoa học trẻ có quyền quyết định hướng đi trong đề tài nghiên cứu. Bộ Khoa học và Công nghệ, Chính phủ hàng năm cần có những chính sách về hỗ trợ nhất định các đề tài cho nhà khoa học trẻ đồng thời như giảm bớt hành chính thủ tục trong thanh quyết toán như trong đề tài Nafosted.

Bên cạnh đó, để tháo gỡ khó khăn và tạo điều kiện cho nhà khoa học trẻ thì cần phải có các cơ chế, chính sách cụ thể, hướng dẫn rõ dàng để các nghiên cứu trẻ có thể tăng thu nhập, thay đổi môi trường, tư duy làm việc; đầu tư các trang thiết bị phục vụ thực nghiệm nhằm phát huy tinh thần say mê nghiên cứu cho các cán bộ trẻ. Bởi trên thực tế hiện nay, điều kiện làm việc khó khăn không chỉ có với các nhà nghiên cứu trẻ mà còn đối với cả các Giáo sư công tác lâu năm như: không có phòng làm việc riêng, không có các Lab nghiên cứu chuyên sâu. Mặc dug Nghị định 40/2014/NĐ-CP: trọng dụng nhân tài KH&CN ra đời đã đánh dấu một bước ngoặt lớn. Tuy nhiên các thông tư hướng dẫn cụ thể vẫn chưa được hoàn thiện để đi vào đời sống của các nhà khoa học, TS.Nguyễn Huy Thuần khẳng định.

Đặc biệt, để thúc đẩy hoạt động nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ, Đảng và Nhà nước cần tạo điều kiện cho họ về mặt thời gian và kinh phí. Giả sử đốí với các công trình khoa học công bố Quốc tế được hỗ trợ kinh phí nghiên cứu, phí công bố (trong trường hợp cần thiết). Đối với những nghiên cứu có định hướng ứng dụng, nhà nước  có thể hỗ trợ bằng việc cấp kinh phí, giới thiệu đơn vị tài trợ hoặc phối hợp để nghiên cứu, xây dựng và chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, cần có sự quan tâm tới hoạt động khoa học công nghệ hơn nữa thông qua truyền thông, vinh danh, giải thưởng,...để kích thích sự nỗ lực nghiên cứu của các nhà khoa học trẻ, TS. Đặng Ngọc Toàn chia sẻ

Bài, ảnh: Đăng Minh
 


Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner