Banner TOP trái 1
Banner TOP phải 3
Phóng sự ảnh Thứ sáu, 22/11/2024 , 10:43 am
Cập nhật : 23/10/2014 , 17:10(GMT +7)
Những kết quả KH&CN nổi bật vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Trong giai đoạn 2012- 2014, các địa phương vùng ĐBSCL đã tiếp nhận và phối hợp triển khai được 43 nhiệm vụ KH&CN cấp quốc gia với tổng kinh phí 106.109 tỷ đồng. Kết quả hoạt động KH&CN của các địa phương cho thấy, việc triển khai nhiệm vụ được thực hiện khá nghiêm túc, có sự phối chặt chẽ giữa các cơ quan có liên quan, bám sát địa bàn nghiên cứu, có sự tham gia tích cực của người dân vùng nghiên cứu. Sau đây là một số hình ảnh về thành tựu KH&CN của vùng ĐBSCL.

Nghiên cứu, chế tạo các thiết bị phục vụ tự động hóa dây chuyền chế biến gạo xuất khẩu ở công ty TNHH MTV Thoại Sơn (Công ty cổ phẩn bảo vệ thực vật An Giang). Đây là dây chuyền được nghiên cứu và chế tạo tại Việt Nam, khẳng định trình độ công nghệ khoa học của các chuyên gia Việt Nam trong các lĩnh vực cơ khí chế tạo máy, tự động hóa và công nghệ thông tin. Đề tài đã góp phần tăng năng suất, tỷ lệ thu hồi gạo nguyên, giảm năng lượng tiêu thụ, tăng chất lượng gạo đầu ra và nâng cao đáng kể hiệu quả kinh tế trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Năng suất cao hơn, chất lượng gạo tốt hơn sẽ góp phần tăng thêm thu nhập của doanh nghiệp và công nhân, nâng cao giá trị cho hạt gạo Việt Nam.





Xây dựng mô hình nấm hàng hóa theo mô hình công nghiệp tại tỉnh Đồng Tháp. Ngành sản xuất nấm đang theo hướng hàng hoá, tập trung, quy mô công nghiệp; từng bước ứng dụng công nghệ cao, có sự gắn kết chặt chẽ từ khâu nghiên cứu, sản xuất, bảo quản, chế biến đến tiêu thụ, tạo thương hiệu nấm Việt Nam trên thị trường quốc tế.




Áp dụng các giải pháp kỹ thuật quản lý tổng hợp nhằm phát triển vùng xoài cát Cao Lãnh (Đồng Tháp); Hòa Lộc vùng Hòa Hưng, Cái Bè, Tiền Giang...



Ứng dụng công nghệ sinh học để sản xuất sản phẩm và thương mại hóa các chế phẩm sinh học phục vụ sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững (Bến Tre)...



Mô hình trồng hoa lan phát triển mạnh ở nhiều địa phương ở vùng ĐBSCL và bước đầu nhận thấy, mô hình đã đem lại nguồn thu nhập ổn định, giúp nhiều nông hộ vươn lên khá giàu. Với mức lãi bình quân gấp 10 lần trồng lúa, nghề trồng hoa lan cắt cành đang trở thành xu hướng mới trong phát triển nông nghiệp đô thị. Đây không chỉ là ngành nghề có sức hấp dẫn đối với nông dân mà nó còn là tầm ngắm của nhiều doanh nghiệp.



Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học cũng là định hướng đi của KH&CN vùng ĐBSCL. Trung tâm Nghiên cứu nông nghiệp Định Thành (DT ARC) trực thuộc Công ty Cổ phần Bảo vệ thực vật An Giang (AGPPS). Trung tâm có 2 chức năng chủ yếu là đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học góp phần giải quyết những vấn đề liên quan đến khoa học kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho chiến lược của công ty “Hướng về nông dân, gia tăng thu nhập của người nông dân”.



Thực hiện: Minh Châu







Ý kiến của bạn
Tên của bạn : *
E_mail : *
Tiêu đề : *
Nội dung : * (Bạn vui lòng gõ tiếng Việt có dấu)
 
Mã bảo mật :   
   
Các tin khác

   
Xem tin theo ngày
   
 
Xem nhiều nhất

English
Thăm dò ý kiến
Bạn biết website “truyenthongkhoahoc.vn” qua nguồn thông tin nào?
Bạn bè giới thiệu
Qua Google
Qua sách báo, quảng cáo banner